Phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Phân tích bài Bếp Lửa( cực hay)
Hướng dẫn phân tích:
Đọc tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu ta bắt gặp nhiều nhân vật có tấm long sang ngời nhân nghĩa.Trong đó tiêu biểu và được nhiều người biết đến nhất là Lục Vân Tiên . Đó là 1 đoạn thơ hay chói ngời tinh thần nhân đạo trong xã hội phong kiến xưa được thể hiện Trong đoạn trích ” Lục Vân Tiên Đánh Cướp ” thật là đặc sắc.
Nhân vật chính trong tác phẩm là 1 nho sinh văn võ song tòan đang trên đường lên kinh ứng thí , giữa đường bắt chợt gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành hại dân . Không màng đến thân mình Lục Vân Tiên đã ra tay đánh cướp cứu người. Qua đó chúng ta thấy nổi bật phẩm chất đáng quý tinh thần hiệp nghĩa vong thân.
Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
Kêu rằng bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
Có cảm giác sự việc xảy ra qua nhanh chóng bất ngờ . Bất ngờ cũng phải thôi Vân Tiên chỉ mới dừng chân thôi mà đã gặp chuyện bất bình. Chàng không kịp suy nghĩ gì cả đã “bẻ cây làm gậy” xông vào bọn cướp. Chàng là ai!. Chỉ là 1 người nho sinh lên kinh ứng thí. Nhưng tại sao lại có 1 dũng khí đến như vậy ? Do Lục Vân Tiên đã hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của các bậc ” chính nhân quân tử ” xưa . Coi việc nghĩa trên hết quên cả bản thân mình.Nếu Vân Tiên chỉ dừng lại 1 chút thôi để tính toán thiệt hơn thì có lẽ đã mất đi hình tượng đẹp đẽ lay động lâu người này. Hình tượng ” văn võ song tòan ” Phảng phất đâu đây cái chỉ của anh hùng ” triệu tử ” thời tam quốc.Nhưng nó có nét khác biệt bởi Triệu Tử Long xông vào giữa đám trăm vạn quân Tào Không quản than mình để cứu chúa thì Vân Tiên xông vào giữa đám cướp không tiếc thân mình để cứu dân.
Vân Tiên tả đột hữu xung
Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang
Bọn cướp khá đông mà Vân Tiên không hề e sợ . Xông pha như Triệu Tử đột phá vòng vây vậy . thấy cướp ” quen thói hồ đồ hại dân ” là xông vào đánh hết mình, đánh bằng lòng dũng cảm , bằng võ nghệ điêu luyện . Hình ảnh Vân Tiên hiên ngang xông vào giữa đám thảo khấu giống như chính nghĩa đang trừng trị cáci ác cái xấu vậy. Nhân nghĩa và can trừơng biết bao!
Chàng chỉ đánh cướp chỉ vì bản năng con người thôi ! Chứ không tính toán thiệt hơn . Nhưng chàng cũng không ngờ rằng người mình cứu được chính là Kiều Nguyệt Nga . Thái độ của chàng đối với giai nhân thật thú vị ! Càng xông xáo đánh cướp bao nhiêu thì lại e dè , nhút nhát trước người con gái này bấy nhiêu :
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
Dẫu chưa nguôi sợ hãi nhưng chắc hẳn Kiều Nguyệt Nga sẽ mở miệng cười thầm đối với người con trai nhút nhát . Nếu thay vào đó là 1 người con trái thạo đời thì chắc hẳn sẽ tấn công vồ vập với người con gái tuyệt đẹp này . Nhưng Vân Tiên lại khác , chàng là con ngừời biết giữ lễ nghĩa xưa . Điều đó càng nói lên bản chất của chàng thật trong sáng và ẩn dấu trong đó là lòng dũng cảm . Đó chính là mẫu mực của con người ” văn võ song tòan “
Tuy nhiên không giống như Từ Hải ” Vai năm tấc rộng , thân mười thước cao ” và ” vao trong phong nhã ra ngòai hào hoa ” như Kim Trọng trong Kiều. Vân Tiên chỉ là 1 thư sinh thôi mà qua những lời nói , việc làm của chàng. Nguyễn Đình Chiểu đã cho ta những ấn tượng khó phai.