Đề thị học sinh giỏi Văn 9 trường THCS Nhơn Bình năm 2014-2015
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 năm 2014-2015 huyện Yên Lạc
PHÒNG GD&ĐT QUY NHƠN
TRƯỜNG THCS NHƠN BÌNH
———————————————
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN : NGỮ VĂN 9
(Năm học : 2014 – 2015)
Thời gian làm bài 120’ –không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4 điểm) Giới thiệu một tác giả văn học địa phương (Bình Định) (Khoảng 1 trang giấy thi)
Câu 2: (6 điểm) Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.(Khoảng 1 trang giấy thi)
Câu 3: (10 điểm) “Anh bộ đội Cụ Hồ, từ cuộc đời thật đi vào thơ ca”
Từ hiểu biết về hai tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ nhận định trên.
………..HẾT……………
———————————————
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HS GIỎI
Câu 1: (4 điểm) Giới thiệu một tác giả văn học địa phương (Bình Định) (Khoảng 1 trang giấy thi)
* Yêu cầu chung:
-Viết một bài thuyết minh khoảng 1 trang giấy thi giới thiệu một tác giả văn học địa phương- Bình Định mà em được biết.
-Bài viết bộc lộ được hiểu biết của người viết về tác giả mà mình muốn giới thiệu.
-Bài viết phải mạch lạc, có bố cục rõ ràng, hành văn lưu loát.
* Yêu cầu cụ thể:
-Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu tác giả văn học (Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lệ Thu, Quách Tấn,…)
-Thân bài: (3 điểm)
Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp
+Tên thật, bút danh, năm sinh-năm mất (nếu có), quê quán.
+Quá trình sống và sáng tác thơ văn.
+Sự nghiệp thơ văn (các tác phẩm tác giả sáng tác)
+Nhận xét đánh giá thơ văn của tác giả.
-Kết bài: (0,5 điểm) Vị trí của tác giả trong nền văn học địa phương, nước nhà.
Câu 2: (6 điểm) Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.(Khoảng 1 trang giấy thi)
* Yêu cầu chung:
– Học sinh phải xác định được đây là một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
– Bố cục rõ ràng, kết hợp nhiều thao tác như giải thích, chứng minh, bình luận
– Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, hạn chế lỗi chính tả
* Yêu cầu cụ thể: Học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:
- Giới thiệu và giải thích được vấn đề cần bàn luận.
+ Con người trước mỗi thất bại không nên thất vọng mà phải nhận ra được bài học để rồi đi đến thành công . ( Thất bại là mẹ thành công.)
+ Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả , mục đích như dự định
+ Mầm mống nghĩa ở đây là nguyên nhân , là bài học bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó.
+ Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định vấn đề trên là đúng:
+ Trong cuộc sống, con người phải có niềm tin và nó chính là nền tảng để đi đến thành công.
+ Thiếu niềm tin và nghị lực thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa
+ Con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng bằng phẳng, xuôi dòng
+ Thất bại là điều khó tránh khỏi vì nhiều trở ngại do chủ quan, khách quan.Dẫn chứng trong lịch sử đấu tranh, trong thời kì xây dựng, thời kì đổi mới.
+ Điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng cách rút kinh nghiệm và xem đó là cơ hội để ta giàu thêm ý chí, nghị lực để vươn lên ( Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần)
+ Gục ngã ,buông xuôi trước một thất bại là kẻ yếu mềm, thiếu ý chí , không chiến thắng được bản thân thì không thể thành công trong công việc.( Không có viêc gì khó…ắt làm nên. – Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi….e sông)
Lưu ý: HS có thể có những kiến giải khác, quan trọng có sức thuyết phục là được.
- Mở rộng, bàn bạc :
+ Con người cần có những thành công cho mình và cho cộng đồng
+ Xem sự thất bại là mẹ đẻ của thành công
+ Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.
BIỂU ĐIỂM:
Điểm 6: Bài làm đạt được những yêu cầu trên , có tính sáng tạo, văn viết mạch lạc,cảm xúc ,trong sáng, có sức thuyết phục, bố cục chặt chẽ , lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.rất ít.,
Điểm 4-5: Bài viết đạt được những yêu cầu trên , có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, , giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt.
Điểm 2-3: Bài viết có hiểu được vấn đề ,bố cục dễ theo dõi, lời văn đôi chỗ thiếu mạch lạc, mắc lỗi diễn đạt tương đối.
Điểm 1: Bài viết chưa hiểu được vấn đề, bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều.
Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương pháp.
Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.
Câu 3: (10 điểm) “Anh bộ đội Cụ Hồ, từ cuộc đời thật đi vào thơ ca”
Từ hiểu biết về hai tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ nhận định trên.
* Yêu cầu chung:
– Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định.
– Bố cục phải rõ ràng ,chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.
* Yêu cầu cụ thể: Học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:
– Dẫn dắt vấn đề một cách trôi chảy, ấn tượng, khái quát được vấn đề (1.0đ)
– Làm sáng tỏ được hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, từ cuộc đời thật đi vào thơ ca:(8.0 đ)
+Từ cuộc đời thật:
.Anh bộ đội Cụ Hồ trong cuộc sống thực là những người xuất thân từ những làng quê nghèo (Đồng chí), là mọi tầng lớp, giai cấp xung phong ra trận (Bài thơ về tiểu đội xe không kính).. tất cả đều có thật, gần gũi, quen thuộc của dân tộc ta.
.Họ từ biệt ruộng đồng, làng quê, mái trường, xí nghiệp để bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
.Ở chiến trường họ gặp những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn nhưng người lính lạc quan, yêu đời, và nhờ tình đồng chí, đồng đội giúp họ vượt qua mọi khó khăn.
.Anh bộ đội Cụ Hồ có tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.
+Đi vào thơ ca:
.Chính những hình ảnh giản dị, chân thật ấy của người lính tạo nên cảm hứng cho Chính Hữu và Phạm Tiến Duật.
.Các tác giả đã đưa người lính từ cuộc đời thật đi vào thơ ca.
.Hai bài thơ đã trở thành hai bức tượng đài của anh bộ đội Cụ Hồ trong hai thời kì lịch sử vẻ vang của dân tộc.
- Biểu điểm:
– Điểm 10-9 : Bài làm đạt được những yêu cầu trên , có tính sáng tạo, văn viết mạch lạc,cảm xúc ,trong sáng
– Điểm 7-8: Bài viết phân tích được những đặc điểm riêng nhất của các nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; làm nổi rõ vấn đề; Bài viết có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, , giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt.
– Điểm 5-6: Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; văn viết lủng củng; mắc vài lỗi diễn đạt.
– Điểm 3-4: Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều.
– Điểm 1-2: Bài viết quá sơ sài về nội dung, phương pháp.
– Điểm 0: Viết sai nội dung hoặc bỏ giấy trắng.
Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.