Bài 17: Cảnh ngày xuân

 Bài 17: Cảnh ngày xuân

Hướng dẫn tìm hiểu Cảnh ngày xuân

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du):

Mời mọi người tham khảo thêm tài liệu:

Bài 18: Kiều ở lầu Ngưng Bích

 

I. Đọc, tìm hiểu văn bản

1. Khung cảnh ngày xuân

Vừa giới thiệu thời gian, vừa giới thiệu không gian mùa xuân. Mùa xuân thấm thoắt trôi mau như thoi dệt cửi. Tiết trời đã bước sang tháng 3, tháng cuối cùng của mùa xuân (Thiều quang: ánh sáng đẹp, ánh sáng ngày xuân).

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

– Cảnh vật mới mẻ tinh khôi giàu sức gợi cảm.

– Không gian khoáng đạt, trong trẻo.

– Màu sắc hài hoà tươi sáng.

– Thảm cỏ non trải rộng với gam màu xanh, làm nền cho bức tranh xuân. Bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân, cảnh sống động có hồn, thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Du.

 Bài 17: Cảnh ngày xuân

 Bài 17: Cảnh ngày xuân

So sánh với câu thơ cổ:

– Bút pháp gợi tả vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân có:

+ Hương vị: Hương thơm của cỏ.

+ Màu sắc: Màu xanh mướt cảu cỏ.

+ Đường nét: Cành lê điểm vài bông hoa.

“Phương thảo liên thiên bích”: Cỏ thơm liền với trời xanh.

“Lê chi sổ điểm hoa”: Trên cành lê có mấy bông hoa.

Cảnh vật đẹp dường như tĩnh lại.

+Bút pháp gợi tả câu thơ cổ đã vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân có hương vị, màu sắc, đường nét:

– Hương thơm của cỏ non (phương thảo).

Cả chân trời mặt đất đều một màu xanh (Liên thiên bích).

– Đường nét của cành lê thanh nhẹ, điểm vài bông hoa gợi cảnh đẹp tĩnh tại, yên bình.

Điểm khác biệt: Từ “trắng” làm định ngữ cho cành lệ, khiến cho bức tranh mùa xuân gợi ấn tượng khác lạ, đây là điểm nhấn nổi bật thần thái của câu thơ, màu xanh non của cỏ cộng sắc trắng hoa lệ tạo nên sự hài hoà tuyệt diệu, biểu hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.

Tác giả sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả gợi cảm cùng với cách dùng từ ngữ và nghệ thuật tả cảnh tài tình, tạo nên một khung cảnh tinh khôi, khoáng đạt, thanh khiết, giàu sức sống.

2. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.

Ngày xuân: Lễ tảo mộ(đi viếng và sửa sang phần mộ người thân).

Hội đạp thanh (giẫm lên cỏ xanh): Đi chơi xuân ở chốn làng quê.

Gần xa nô nức yến anh

 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay

– Các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân…): gợi tả sự đông vui nhiều người cùng đến hội.

– Các động từ (sắm sửa, dập dìu…): thể hiện không khí náo nhiệt, rộn ràng của ngày hội.

– Các tính từ (gần xa, nô nức…): làm rõ hơn tâm trạng người đi hội.

Cách nói ẩn dụ gợi hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim oanh ríu rít, vì trong lễ hội mùa xuân, tấp nập, nhộn nhịp nhất vẫn là nam thanh nữ tú (tài tử, giai nhân).

3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về

Điểm chung: vẫn mang nét thanh dịu của mùa xuân.

Khác nhau bởi thời gian, không gian thay đổi (sáng – chiều tà; vào hội – tan hội).

– Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ dừng ở việc miêu tả cảnh  vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ “nao nao” “thơ thẩn” gợi cảm giác, cảnh vật nhuốm màu tâm trạng.

Thiên nhiên đẹp nhưng nhuốm màu tâm trạng: con người bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui sắp hết, sự linh cảm về một điều sắp xảy ra.

Cảm giác nhộn nhịp, vui tươi, nhường chỗ cho nỗi bâng khuâng, xao xuyến trước lúc chia tay: không khí rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả nhạt dần, lặng dần.

II.Tổng kết

1.Về nghệ thuật

– Miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian, không gian kết hợp tả với gợi tả cảnh thể hiện tâm trạng.

– Từ ngữ giàu chất tạo hình, sáng tạo, độc đáo.

– Tả với mục đích trực tiếp tả cảnh (so sánh với đoạn Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích: tả cảnh để bộc lộ tâm trạng.)

2. Về nội dung

Đoạn thơ miêu tả bức tranh thiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, mới mẻ và giàu sức sống

 Bài 17: Cảnh ngày xuân

III. Luyện tập

  • Cảm nhận về bức tranh trong Cảnh ngày xuân
  • Bức họa mùa xuân qua câu thơ đầu
  • Cảm nhận về đoạn trích Cảnh ngày xuân

Thảo luận cho bài: Bài 17: Cảnh ngày xuân