Bài 15: Nguyễn Du và Truyện Kiều
Mời mọi người tham khảo thêm tài liệu:
Hướng dẫn tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều:
I/ GIỚI THIỆU TÁC GIẢ :
1/ Tác giả :
– Nguyễn Du tên tự là Tố Như- hiệu là Thanh Hiên. Quê ở Tiên Điền – Nghi Xuân – Hà Tĩnh
– Sinh trưởng trong một gia đình quí tộc, có truyền thống văn học, nhiều đời làm quan.
– Cha là tiến sĩ Nguyễn Nghiễm, anh là Nguyễn Khảm, từng giữ chức tể tướng.
“ Bao giờ Ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước họ này hết quan”
2/ Thời đại :
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, bão táp khởi nghĩa Tât Sơn. Đỉnh cao là diệt: Nguyễn Trịnh Xiêm đại phá quân Thanh, nhưng rồi lại nhanh chóng thất bại- Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn:
“ Một phen thay đổi sơn hà
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu”.
Với thời đại ấy, xã hội ấy đã ảnh hưởng lớn đến cuộc đời , sự nghiệp, tính cách của Nguyễn Du.
3/ Sự nghiệp – cuộc đời của Nguyễn Du:
* Cuộc đời:
– Giai đoạn ấu thơ và thanh niên: Mồ côi cha lúc 9 tuổi, mồ côi mẹ lúc 12 tuổi . Sống và học tập ở Thăng Long (anh trai ).là người hào hoa, phong nhã, học giỏi nhưng đi thi chỉ đậu tam trường.
– Những năm lưu lạc: Sống cuộc đời gió bụi, lúc ở quê vợ Thái Bình, (1786 –1796 ), lúc ở Hà Tĩnh (1796 –1802 ). Trung thành với nhà Lê, chống lại Tây Sơn… ông sống gần gũi với nhân dân.
– Giai đoạn làm quan với nhà Nguyễn: Được nhà Nguyễn tin dùng, giữ chức Cai bạ, Tham tri bộ lễ, Chánh sứ tuế cống…nhưng ông vẫn cảm thấy bất đắc chí, gò bó.
– 1820 đi sứ sang Trung Quốc lần thứ 2- Chưa kịp đi – qua đời.
– Hiểu sâu rộng cuộc sống con người, có tấm lòng nhân ái.
* Đánh giá : “ Tố Như có con mắt trôngkhắp sáu cõi, có tấm lòng nghĩ đến cả nghìn đời. Lời văn tả hình như có máu chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng cảm thấy thấm thía, ngậm ngùi ”.
( Mộng Liên Đường chủ nhân ).
4/ Tác phẩm:
– Chữ Hán: “Thanh hiên Thi tập”, “Bắc hành tạp lục”, “Nam trung tạp ngâm” (có tới 243 bài chữ Hán ).
– Chữ Nôm: “ Truyện Kiều”, “Văn chiêu hồn”, “Thác lời trai phường nón”, “Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu”…
II/ Giới thiệu truyện Kiều :
1. Nguồn gốc:
* Truyện Kiều còn có tên gọi khác là “Đoạn trường tân thanh”. Là một truyện thơ viết bằng chữ Nôm, dài 3254 câu thơ lục bát.
– Dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân- một nhà văn Trung Quốc- sống ở đời nhà Thanh . Kể về cuộc đời Thuý kiều ở thế kỷ XVI, nhà Minh.
-Truyện Kiều không phải bản dịch, mà là sáng tạo của nhà thơ.
– Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.
– Lúc đầu có tên: “Đoạn trường Tân Thanh”, sau đổi thành “Truyện Kiều”.
Kết luận: Là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Nôm.
+ Tước bỏ yếu tố dung tục, giữ lại cốt truyện và nhân vật.
+ Sáng tạo về nghệ thuật: Nghệ thuật tự sự, kể chuyện bằng thơ.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc.
+ Tả cảnh thiên nhiên.
* Thời điểm sáng tác:
– Viết vào đầu thế kỷ XIX (1805-1809)
– Gồm 3254 câu thơ lục bát.
* Đại ý:
Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án những thế lực xấu xa và khẳng định tài năng, phẩm chất, thể hiện khát vọng chân chính của con người.
2. Tóm tắt tác phẩm.
Tóm tắt tác phẩm -bố cục 3 phần.
1- Gặp gỡ và Đính ước:
- Thân thế tà sắc của hai chị em Thuý Kiều.
- Cảnh chơi hội đạp thanh và gặp kim trọng.
- Kiều – Kim chủ động đính ước và thề nguyền.
- Kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú.
2- Gia biến và lưu lạc:
3- Đoàn viên :
III/ Giá trị Truyện Kiều :
* Nội dung :
A : Giá trị hiện thực:
- Bức tranh XHPK bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống con người.
- Số phận bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh, tài hoa trong xã hội phong kiến.
B : Giá trị nhân đạo :
- Lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo.
- Cảm thông số phận, bi kịch con người.
- Đề cao khẳng định tài năng, nhân phẩm, ước mơ, khát vọng chân chính của con người.
Đó là một bản án, một tiếng kêu thương, một ước mơ, và một cái nhìn bế tắc.
* Nghệ thuật :
– Ngôn ngữ: Giầu đẹp, khả năng biểu cảm phong phú.
– Thể loại: Thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật điêu luỵện. Kể, tả (tả thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình, tả hành động nhân vật, đặc biệt là miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật ) đã đạt thành công vượt bậc.