Soạn bài: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

Truyện Kiều của Nguyễn Du

Với những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du xứng đáng là kiệt tác của văn học nước nhà, là nơi lưu giữ “quốc hồn , quốc túy” của dân tộc Việt Nam.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Truyện Kiều

1. Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:

  • Thời đại có nhiều biến động: cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh, rồi phong trào Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn được thiết lập. Những biến cố lớn lao của thời đại in dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Du, như chính trong Truyện Kiều ông viết: Trải qua một cuộc bể dâu – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
  • Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê – Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.
  • Cuộc đời phiêu bạt: sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh, làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc… Vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
  • truyện Kiều

    truyện Kiều

2. Tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần. Có thể dựa vào gợi ý dưới đây để tóm lược nội dung chính của từng phần một cách ngắn gọn nhất:

Truyện Kiều

  • Gặp gỡ và đính ước:
    • Kiều xuất thân như thế nào? Có đặc điểm gì về tài sắc?
    • Kiều gặp Kim Trọng trong hoàn cảnh nào?
    • Mối tình giữa Kiều và Kim Trọng đã nảy nở ra sao? Họ kiếm lí do gì để gần được nhau?
    • Kiều và Kim Trọng đính ước.
  • Gia biến và lưu lạc:
    • Gia đình Kiều bị mắc oan ra sao?
    • Kiều phải làm gì để cứu cha? Làm gì để không phụ tình Kim Trọng?
    • Kiều bị bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào cuộc sống lầu xanh;
    • Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh;
    • Kiều trở thành nạn nhân của sự ghen tuông, bị Hoạn thư đày đoạ;
    • Kiều trốn đến nương nhờ cửa Phật, Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai;
    • Thuý Kiều đã gặp Từ Hải như thế nào?
    • Tại sao Từ Hải bị giết?
    • Kiều bị Hồ Tôn Hiến làm nhục ra sao?
    • Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu.
  • Đoàn tụ:
    • Kim Trọng trở lại tìm Kiều như thế nào?
    • Tuy kết duyên cùng Thuý Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nguôi được mối tình với Kiều;
    • Kim Trọng lặn lội đi tìm Kiều, gặp Giác Duyên, gặp lại Kiều, gia đình đoàn tụ;
    •  Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước điều gì?

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Truyện Kiều

Rèn luyện cách tóm tắt và kể lại nội dung văn bản.

Mời bạn tham khảo các bài văn phân tích về Truyện Kiều:

Soạn bài Truyện Kiều của Nguyễn Du

Trao duyên trích truyện Kiều của Nguyễn Du

Soạn bài Chí Khí Anh Hùng trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích nghệ thuật tả cảnh tả người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều

 

Thảo luận cho bài: Soạn bài: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du