Đề thi vào Lớp 10 môn Văn trường ĐHSP Hà Nội Năm 2010

Đề thi vào Lớp 10 môn Văn trường ĐHSP Hà Nội Năm 2010
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1 (2 điểm)
“Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”.

(Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)

  1. Phân tích ngữ pháp câu văn trên
  2. Tìm hiểu biện pháp tu từ và giá trị tu từ trong câu văn đó.

Câu 2 (2 điểm)
“Không có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình”.
Coi câu văn trên là câu chốt (câu chủ đề), hãy viết tiếp thành đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu theo lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Trong đó, em hãy sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân câu hỏi này và đánh số thứ tự các câu văn trong đoạn văn).

Câu 3 (6 điểm)

Phân tích bài thơ sau đây để thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc thu sang và những cảm súc, suy tưởng của nhà thơ:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Gió chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi

Sang thu – Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9, tập 2, 2009, trang 70)

Gợi ý làm bài thi môn Ngữ văn “Đề thi vào Lớp 10 môn Văn trường ĐHSP Hà Nội Năm 2010”

Câu 1: (2,0 điểm)
a, Phân tích ngữ pháp:
Đây là câu ghép đẳng lập, có hai cụm C-V.
Cây lược ngà ấy/ chưa chải được mái tóc của con, nhưng / như gỡ rối được
CN (1)                       VN (1)                                     CN (2)
phần nào tâm trạng của anh.
VN (2)
b, Tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị tu từ:
– Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh: chiếc lược ngà…như gỡ rối được
phần nào tâm trạng của anh.
– Phép tu từ ấy đã gợi hình tượng và cảm xúc cho câu văn.
Câu 2: (2,0 điểm)
a, Yêu cầu về hình thức
– Viết đoạn văn tổng – phân – hợp.
– Độ dài 8 – 10 câu (đánh số thứ tự).
– Sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch dưới).
b, Về nội dung
Từ một câu chủ đề cho sẵn, viết các câu tiếp thep, nội dung hướng về làm rõ
câu chủ đề: “Không có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên con
đường học vấn và sự nghiệp của mình”.
Câu 3: (6,0 điểm)
– Yêu cầu về kĩ năng:
+ Nắm được kĩ năng phân tích bài thơ.
+ Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
+ Diễn đạt trôi chảy, sử dụng từ ngữ, chính tả, viết câu chính xác.
– Yêu cầu về nội dung:
Bài làm có thể viết theo nhiều cách khác nhau, song phải bám sát vào văn bản
bài thơ, đặc trưng của thơ và nghệ thuật biểu hiện của tác giả.

Thảo luận cho bài: Đề thi vào Lớp 10 môn Văn trường ĐHSP Hà Nội Năm 2010