Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn năm 2012 – Đề 15

Câu 1: (1 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

…”Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ước”.

(Trích Ngữ văn 9, tập 2 – NXBGD)

a. Xác định thành phần ngữ pháp chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn trên.

b. Xác định thành phần phụ chú được sử dụng trong câu văn trên.

Câu 2: (4 điểm)

Ca dao có câu:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Hãy viết một bài nghị luận (khoảng 400 từ) suy nghĩ của em về lời khuyên của ông cha ta gửi gắm trong câu ca dao trên.

Câu 3: (5 điểm)

“Chạy đua vũ trang không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa …”. Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo này của nhà văn Mác-két trong tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (Ngữ văn 9, tập 1 – NXBGD, 2007)

——————–Hết——————–

Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn năm 2012

Đáp án

Câu 1: (1 điểm)

Néi dung cÇn ®¹t BiÓu ®iÓm

a. Xác định thành phần ngữ pháp chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn trên. – CN­1 : Con đò ngang

– VN1: mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia.

– CN­2 : cánh buồm nâu bạc trắng

– VN2: vẫn còn che lấp gần hết cái miền đất mơ ước

b. Xác định thành phần phụ chú được sử dụng trong câu văn trên.

Mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông Hồng này

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

0,2 điểm

Lưu ý: Xác định đúng mỗi thành phần cho 0,2 điểm

Xác định sai mỗi thành phần trừ 0,25 điểm.

Câu 2: (4 điểm)

I. Yêu cầu về thể loại

  • Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Viết một bài văn (đoạn văn) sử dụng phép nghị luận giải thích (giải thích một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội) đặc biệt với yêu cầu của đề bài này có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm.
  • Học sinh phải biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn, một đoạn văn nghị luận.

II. Yêu cầu về hình thức:

  • Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp…

III. Yêu cầu về nội dung:

– Giới thiệu khái quát về nội dung câu ca dao

– Giải thích nội dung câu ca dao: Khuyên con người phải yêu thương, đoàn kết dù khác nhau về tích cách, về điều kiện riêng…

  • Bầu và bí là hai loài cây khác giống nhưng cùng loài thường được dùng cho leo chung giàn – cùng điều kiện sống… Tác giải dân gian dùng hình ảnh ẩn dụ Bầu và Bí nói về con người: Chung làng làng xóm, chung quê hương, lời của Bí nói với Bầu ẩn chứa lời khuyên răn con người.
  • Vì sao phải yêu thương, đoàn kết: Yêu thương, đoàn kết tạo nên sức mạnh, giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách… bản thân người giúp đỡ thấy cuộc sống có ý nghĩa, thêm gắn bó với cộng đồng. (giải thích chứng minh làm rõ gắn với nội dung câu ca dao)

– Ý nghĩa của lời khuyên:

  • Câu ca dao có ý nghĩa hết sức quan trọng- đó cũng là đạo lý, là lẽ sống của dân tộc, nó đang được phát huy trở thành phong trào của toàn xã hội. Thể hiện tính nhân đạo, nếp sống, vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam (Dẫn chứng: các phong trào: Vì trái tim trẻ thơ, Vì người nghèo, Hiến máu nhân đạo…)
  • Phê phán những người có thái độ thiếu trách nhiệm, sống thờ ơ trước những khó khăn, thiếu thốn của đồng loại.

– Bài học đối với bản thân…

0,25

0,25

0,75

0,75

1,0

0,5

0,5

Câu 3: (5 điểm)

I. Yêu cầu về hình thức:

– Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận, biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn.

– Phạm vi kiến thức cần sử dụng: văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình và những thông tin về tác hại của chiến tranh mà em được biết qua sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng…

– Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp…

II. Yêu cầu về nội dung:

Học sinh phát biểu suy nghĩ của cá nhân, nhưng yêu cầu tập trung làm nổi bật những nội dung cơ bản sau:
Néi dung cÇn ®¹t BiÓu ®iÓm
1. Giới thiệu chung: Về tác giả và văn bản nhật dụng Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

2. Suy nghĩ của bản thân:

a. Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của con người.

– Chi phí cho việc sản xuất vũ khí hạt nhân vô cùng tốn kém, tốn kém đến mức phi lí, làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn:

+ Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã làm mất đi cơ hội cải thiện đời sống cho hàng tỉ người nghèo khổ nhất trên thế giới… (dẫn chứng chứng minh trong các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục…)

+ Điều mong muốn nhất của con người trên trái đất là sự sống sinh sôi, cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn. Nhưng cuộc chạy đua vũ trang đi ngược lại mong muốn, khát vọng của con người….

b. Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của tự nhiên:

– Lí trí tự nhiên có thể hiểu là quy luật của tự nhiên, logíc tất yếu của tự nhiên.

– Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của con người, tiêu diệt loài người mà phản lại sự tiến hoá của tự nhiên, huỷ diệt mọi sự sống trên trái đất:

+ Sự sống trên trái đất là kết quả của một quá trình tiến hoá lâu dài hàng triệu năm của tự nhiên… (Dẫn chứng chứng minh)

+ Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra, chỉ cần 1 tích tắc, tất cả những thành tựu, những thành quả của quá trình tiến hoá tự nhiên sẽ trở lại điểm xuất phát ban đầu… Chiến tranh hạt nhân chính là sự phản lại quy luật tự nhiên và sự tiến hoá của thế giới tự nhiên (dẫn chứng chứng minh qua những hiểu biết của cá nhân, ví dụ: năm 1945, Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-xi-ma và Na-ga-da-ki thuộc Nhật Bản, biến 2 thành phố đông dân này trở về thời kỳ hồng hoang)

c. Đánh giá chung:

– Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân là một tai hoạ khủng khiếp đối với sự sống của con người.

– Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, vì một thế giới hoà bình, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của con người là nhiệm vụ của tất cả chúng ta.

– Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình giàu sức thuyết phục, gây được ấn tượng mạnh, tác giả đã sử dụng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc bén, cách vào đề trực tiếp kết hợp với dẫn chứng phong phú, xác thực, cụ thể.

Thảo luận cho bài: Đề thi thử vào lớp 10 môn ngữ văn năm 2012 – Đề 15