Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 năm học 2012-2013
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Đề thi học sinh giỏi Văn 9 trường Phụ Khánh năm 2014-2015
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 9
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1 (2 điểm).
Trong truyện “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, qua lời kể của nhân vật ông Ba, tác giả có viết:
“ … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.”
(Ngữ văn 9, tập 1)
Tại sao nhân vật ông Ba lại nghĩ “chỉ có tình cha con là không thể chết được” và ông “không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy” ?
Câu 2 (3 điểm).
Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ:
“Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 3 (5 điểm).
Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: ” Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”.
Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
————– HẾT————–
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
- YÊU CẦU CHUNG
– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
- YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu | Mục đích – Yêu cầu | Điểm |
1 | a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá trị của chi tiết trong văn bản, đánh giá được ý nghĩa, vai trò của nhân vật; hình thành kĩ năng nghị luận về tác phẩm truyện.
b. Yêu cầu: * Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và thẩm bình giá trị nghệ thuật, dụng ý của tác giả trong việc thể hiện chủ đề của văn bản, biết lập luận và trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục. * Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau: |
|
– Ông Ba nghĩ “ chỉ có tình cha con là không thể chết được”: vì:
+ Đó là tình cảm thiêng liêng và sâu nặng nhất của ông Sáu dành cho con. Tình cảm đó đã được trải qua thử thách, có những lúc đắng cay ngậm ngùi (lúc bé Thu nhất định từ chối, phản ứng quyết liệt và còn nói trống không với ông Sáu), có những lúc ngọt ngào tha thiết (nỗi nhớ con của ông Sáu, lúc bé Thu chịu nhận ông Sáu là ba…) nhưng dù trong điều kiện nào, tình cảm đó vẫn luôn mãnh liệt. |
0,5 | |
+ Ông Sáu đã kịp gửi trọn tình cảm đó vào cây lược tặng con (phân tích tình cảm của ông Sáu khi làm cây lược), khi ông Sáu biết không thể trở về gặp con được nữa, ông Sáu đã trao gửi tất cả cho bạn, ông Ba. Cây lược đã trở thành kỉ vật thiêng liêng gói trọn tình cha. Tình cha con ấy sẽ bất tử cùng thời gian. | 0,5 | |
Tác giả đã thành công khi lựa chọn ngôi kể thứ nhất trong vai nhân vật ông Ba, góp phần thể hiện chân thực, sinh động chủ đề của truyện. | 0,5 | |
– Ông Ba “ không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy” vì: Đó là cái nhìn đặc biệt. Trong cái nhìn ấy chứa đựng bao điều cần nói mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được. Nó như một lời trăng trối, là sự trao gửi đầy tin cậy của ông Sáu với người bạn, người đồng chí đồng đội của mình. Ông Sáu trao cây lược nhưng cũng chính là trao lại tình cảm và trách nhiệm của người cha cho người bạn thân thiết của mình với sự khẩn cầu và tin cậy. | 0.5 | |
2 | a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, một quan niệm sống.
b. Yêu cầu: – Về kĩ năng: học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, có đầy đủ bố cục ba phần, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục. – Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau: |
|
1. Giải thích
+ Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định. + Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định. + Mầm mống được hiểu là những dấu hiệu, là bài học kinh nghiệm bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó, làm cơ sở giúp ta giành được thành công. Đây là quan niệm sống tích cực, thể hiện niềm lạc quan, sự dũng cảm đối mặt với khó khăn thách thức cửa cuộc sống. |
1,0 | |
2. Bàn luận
– Chứng minh tính đúng đắn: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thành công nhưng cũng có khi thất bại. Sự thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều mức độ khác nhau song đều làm cho chúng ta không đạt được kết quả tốt đẹp (học sinh lấy dẫn chứng trong các lĩnh vực của cuộc sống để chứng minh, bình luận) – Nếu gục ngã, buông xuôi trước một thất bại thì con người sẽ trở thành hèn yếu, thiếu ý chí, thiếu nghị lực và khó có thể đi tới thành công. – Nhưng nếu thất bại mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân, không đúc rút được kinh nghiệm và không có giải pháp khắc phục thì ta lại tiếp tục gặp phải những thất bại nặng nề khác.(dẫn chứng) |
1,5 | |
3. Giải pháp
– Con người cần cố gắng rèn luyện, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện bất cứ một công việc nào để có được những thành công cho mình và cho xã hội. – Biết chấp nhận thất bại và đúc rút kinh nghiệm – Phê phán những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại. |
0,5 | |
3 | a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện những giá trị sâu sắc của bài thơ; khắc sâu chủ đề văn bản, rèn kĩ năng cảm thụ, nghị luận về tác phẩm thơ.
b. Yêu cầu: * Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và phân tích, chứng minh, cảm nhận và biết lập luận và trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh. |
|
* Về nội dung kiến thức: Học sinh cần bám sát lời nhận định trên và văn bản để trình bày các ý sau: | ||
– Giải thích lời nhận định:
+ Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: là những người thân trong gia đình, bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút… gắn bó sâu sắc với ta. Đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời: trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời. |
||
– Chứng minh nhận định:
+ Trong bài thơ Bếp lửa, những gì thân thiết của tuổi thơ người cháu là bà, là bếp lửa, là những hình ảnh của quê hương… Những hình ảnh đó đã in đậm trong cháu từ thuở ấu thơ. (Dẫn chứng) |
||
+Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin, là nơi chắp cánh ước mơ cho cháu…(Dẫn chứng) | ||
+ Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ…(Dẫn chứng) | ||
+ Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước. | ||
– Đánh giá khái quát:
+Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự, nhiều hình ảnh thơ đẹp… |
||
+Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời cháu.
+Bài thơ còn ngợi ca vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. |
||
c. Biểu điểm chấm:
* Điểm 5 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. Thể hiện được năng lực cảm thụ văn học. Có kỹ năng phân tích, chứng minh vấn đề, hệ thống luận điểm rõ ràng. Có được những đoạn hay. * Điểm 4 : Đạt những yêu cầu chính. Văn viết có cảm xúc. Bố cục tương đối hợp lý. Diễn đạt gọn, ít lỗi diễn đạt. * Điểm 3 : Bài làm chưa sáng tạo, chỉ phân tích tác phẩm, chưa biết chia luận điểm. Cảm nhận chung chung, không sâu, chưa biết sử dụng dẫn chứng để chứng minh. Còn mắc lỗi diễn đạt. * Điểm 2 : Diễn xuôi thơ, hoặc cảm nhận không xuất phát từ tác phẩm. Chưa có bố cục hợp lí, chưa biết xây dựng hệ thống luận điểm bám sát vào lời nhận định, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. * Điểm 1 : Cảm nhận và phân tích chưa đúng hướng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chưa có bố cục, chưa biết tổ chức luận điểm. * Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoặc chỉ viết vài dòng, sai cả nội dung và phương pháp. Lưu ý : Giám khảo nghiên cứu kĩ Mục đích, Yêu cầu và Biểu điểmđể cho các điểm lẻ còn lại. |