Bài 6: Vẻ đẹp của văn xuôi trung đại

Bài 6: Vẻ đẹp của văn xuôi trung đại

Mời mọi người tham khảo thêm tài liệu:

Bài 7: Vai trò, ý nghĩa của từ Hán Việt

Làm sáng tỏ vẻ đẹp của văn xuôi trung đại qua một số tác phẩm văn học đã học

I. Khái niệm văn xuôi trung đại:

– Văn xuôi trung đại là những tác phẩm văn xuôi ra đời từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, hết thế kỉ XIX

– Là những tác phẩm văn xuôi ra đời và phát triển trong môi tường xã hội phong kiến trung đại qua nhiều giai đoạn.

– Văn xuôi ở thời kì trung đại có nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, về quan điểm thẩm mĩ, về ngôn ngữ.

– Văn xuôi trung đại có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ, kết tinh được thành tựu ở những tác giả lớn, những tác phẩm xuất sắc cả về chữ Hán và chữ Nôm.( Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Dữ, Ngô Gia Văn Phái…)

 

Bài 6: Vẻ đẹp của văn xuôi trung đại

Bài 6: Vẻ đẹp của văn xuôi trung đại

II. Những tác giả, tác phẩm văn xuôi trung đại đã học trong chương trình ngữ văn THCS:

Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn

Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.

Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi.

Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ

Hoàng Lê Nhất thống chí – Ngô gia Văn Phái.

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ.

III. Vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của văn xuôi trung đại qua  một số tác phẩm cụ thể:

1. “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ:

* Nội dung:

– Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai  mươi tác phẩm của Truyền kì mạn lục.

– Qua câu chuyện về cuộc sống và cái chết thương tâm của Vũ Nương Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt nam dưới chế độ phong kiến; đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

– Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời  thể hiện sự cảm nhận sâu sắc với khát vọng cũng như bi kịch của người phụ nữ  trong xã hội xưa.

– Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm , day dứt trước sự mỏng manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc.

* Nghệ thuật:

– Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật xây dựng truyện, miêu tả nhân vật, tự sự kết hợp với trữ tình.

– Tác phẩm cho thấy nghệ thuật XD tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực – ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao.

– Yếu tố kì ảo, có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật VN:

+ Nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, với chồng con, với quê nhà…

+ Khao khát được phục hồi danh dự ( dù không còn là con người của trần gian)

+ Những yếu tố kì ảo đã tạo nên một kết thúc có hậu cho truyện, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về lec công bằng( Người tốt dù bị oan khuất cuối cùng đã được đèn trả xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng)

+ Tuy vậy kết thúc có hậu ấy cũng không làm giảm đi tính bi kịch của câu chuyện: Nàng chỉ trở về trong chốc lát, thấp thoáng, lúc ẩn, lúc hiện giữa dòng sông rồi biến mất không phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi, mà điều chủ yếu là ở nàng chẳng còn gì để về, đàn giải oan chỉ là một chút an ủi với người bạc phận chứ không thể  làm sống lại tình xư, nỗi oan được giải, nhưng hạnh phúc thực sự đâu có thể tìm lại được.

+ VN không quay trở về, biểu hiện thái độ phủ định , tố cáo xã hội PK bất công đương thời không có chỗ dung thân cho người phụ nữ èKhẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thương của người phụ nữ trong chế độ PK.

+ Kết thúc truyện như vậy sẽ càng làm tăng thêm sự trừng phạt đối với T. Sinh. VN không trở cề TS càng phải cắn dứt, ân hận vì lỗi lầm của mình.

2. “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ.

* Nội dung:

– Tái hiện cuộc sống xa hoa bề ngoài và sự mục ruỗng của kỉ 

cương phép nước mục ruỗng của kỉ cương phép nước thời chúa Trịnh:

+ Chúa Trịnh Sâm ham mê tuần du triền miên, hết ngự li cung…

+ Biết ý chúa thích chơi “ Trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, và chậu hoa cây cảnh ở chôn dân gian”, bọn hoạn quan thừa gió bẻ măng gây ra không biết bao nhiêu tai họa cho dân.

– Tỏ thái độ phê phán đối với thói hư tật xấu của vương triều trước, đồng thời nhắc nhở cảnh tỉnh  với triều đại đương thời.

* Nghệ thuật:

– Bài văn được ghi chép theo thể tùy bút:

+ Ghi chép người thực việc thực một cách chân thực, sinh động, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống.

+ Nhà văn ghi chép tùy hứng, tản mạn, không cần theo hệ thống, cấu trúc nào cả, nhưng vẫn nhất quán theo cảm hứng chủ đạo, giàu chất trữ tình.

( Truyện thuộc loại văn tự sự, có cốt truyện, hệ thống nhân vật được khắc họa nhờ hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng bao gồm các sự kiện, các sung đột, chi tiết miêu tả nội tâm, ngoại hình, khắc họa tính cách nhân vật).

3.“Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi thứ mười bốn của Ngô Gia Văn Phái.

* Nội dung:

– Kể lại chiến công oanh liệt, sức mạnh và tài năng quân sự của quang Trung tiêu diệt hai mươi vạn quân Thanh.

– Khắc họa chân thực sự hèn nhát, bất lực của quận Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.

 * Nghệ thuật: – Nghệ thuật tương phảnà khắc họa rõ nét , sắc sảo tính cách nhân vật è Người đọc thấy được tính khách quan, tinh thần dân tộc và thái độ phê phán của tác giả.

IV. Cách phân tích một tác phẩm truyện trung đại:

– Khi phân tích một tác phẩm truyện cần chú ý về nhân vật, về chủ đề, về  giá trị nội dung, hay giá trị nghệ thuật của truyện.

– Cần biết đưa ra những nhận xét đánh giá một cách rõ ràng, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

– Trong quá trình phân tích cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của mình về tác phẩm .

– Bài nghị luận về tác phẩm truyện cần đảm bảo các ý sau:

a) Mở bài: + Giới thiệu tác phẩm ( Đôi nét về tác giả, tác phẩm, …)

+ Đánh giá sơ bộ về tác phẩm.

b) Thân bài:

– Phân tích các giá trị nội dung  và nghệ thuật của tác phẩm. ( có luận cứ luận chứng cho từng luận điểm)

c) Kết bài: Tổng kết nhận định, đánh giá chung về tác phẩm, khẳng định ý nghĩa của truyện đối với đời sống.

2. Luyện tập:

BT1: Em hãy phân tích “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để nêu bật giá trị tố cáo xã hội và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này.

*Dàn ý:

a) MB: giới thiệu tác giả và tác phẩm.

VD: + “CNCGNX” là truyện ngắn hay trong “Truyện truyền kì mạn lục”, một tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán ở Việt Nam TKXVI.

+ Truyện được Nguyễn Dữ trên cơ sở một truyện DGVN có truyện và nhân vật gắn với một không gian, một chứng tích cụ thể để phản ánh một vấn đề bức thiết của xã hội đương thời, đó là thân phận con người nói chung, người phụ nữ trong XHPK.

b) TB:

* Giá trị tố cáo xã hội của truyện thể hiện qua :

– Cuộc đời bất hạnh của nhân vật VN

– Những nguyên nhân xã hooijtaoj nên nỗi bất hạnh đó.

*Giá trị nhân đạo:

– Đề cao phẩm giá, ca ngợi tài đức và những tình cảm cao đẹp của VN.

– Xót xa trước bất hạnh của nàng, ao ước cho nàng được sống hạnh phúc.

c) KB: – Đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện.

– Ý nghĩa của truyện đối với đời sống.

Bài 6: Vẻ đẹp của văn xuôi trung đại

Thảo luận cho bài: Bài 6: Vẻ đẹp của văn xuôi trung đại