Bài 7: Vai trò, ý nghĩa của từ Hán Việt

Bài 7: Vai trò, ý nghĩa của từ Hán Việt

Mời mọi người tham khảo thêm tài liệu:

Bài 8: Các biện pháp tu từ từ vựng

Hướng dẫn vai trò, ý nghĩa của từ Hán Việt và những lỗi cần tránh:

I.Khái niệm từ Hán Việt:

– Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, phát âm theo cách Việt.

– Từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn trong vốn từ Tiếng Việt.

– Phân biệt từ Hán Việt với các từ mượn: từ mượn là từ lấy từ tiếng nước ngoài nhưng đã phần nào thích nghi với những chuẩn mực của tiếng Việt( trong đó bao gồm cả từ Hán Việt, Anh, Pháp, Nga…), cho nên được dùng theo cách thông thường mặc dù người sử dụng cảm thấy rất rõ nguồn gốc ngoại lai của nó.

VD: – Thảo mộc : cây cỏ ( từ H-V)

  • Sôcôla( bột ca cao đã được chế biến có vị ngọt và béo), roocket( tên lửa) …

II. Nội dung, ý nghĩa, vai trò và giá trị của việc sử dụng từ Hán – Việt:

– Để hiểu được nội dung của từ ghép Hán Việt, cần hiểu được ý nghĩa của các yếu tố Hán Việt

– Ngày nay trong kho tàng từ ngữ tiếng Việt đang tồn tại hàng loạt cặp từ thuần việt và Hán Việt có có nghĩa tường đương nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa về sắc thái ý nghĩa về màu sắc biểu cảm, phong cách.

VD: quốc gia = nước nhà, giang sơn = sông núi, vãng lai = qua lại, thổ huyết = hộc máu…

– Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình.

VD: Thảo mộc = cây cỏ, viêm = loét, thổ huyết = hộc máu…

– Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc: nhiều từ hán Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã( trong khi đó nhiều từ thuần Việt mang sắc thái  thân mật, trung hòa, khiếm nhã…)

VD: Phu nhân = vợ, hi sinh = chết…

– Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính( còn tiếng Việt  nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng…

VD: huynh đệ = anh em, bằng hữu = bạn bè, thiên thu = mãi mãi, khẩu phật tâm xà = miệng nam mô bụng bồ dao găm…

– Sử dụng từ Hán Việt: Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán việt và từ thuần Việt đồng nghĩa , từ Hán Việt có sắc thái trừ tường, trang trọng, tao nhã, cổ kính còn từ thuần Việt mang sắc thái cụ thể, gần gũi. Vì thế người ta dùng từ Hán Việt để:

+ Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc.

VD; Nói : Hội phụ nữ( không nói hội đàn bà), Hội nhi đồng Cứu quốc( không nói hội trẻ em cứu nước)…

+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ.

VD: Nói: Đại tiện, tiểu tiện, hậu môn … để tránh thô tục, khiếm nhã.

+ Tạo sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc nhưi được sống trong bầu không khí xã hội xa xưa

VD: Dùng các từ: trẫm, bệ hạ, thần, hoàng hậu, yết kiến, phò mã...trong các truyền thuyết, truyện cổ tích.

Bài 7: Vai trò, ý nghĩa của từ Hán Việt

Bài 7: Vai trò, ý nghĩa của từ Hán Việt

III. Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý:

– Nói viết đúng các từ gần âm Từ Hán Việt  với từ thuần Việt.

VD: Tham quan thì nói( viết thành thăm quan) , vong gia thì nói ( viết thành phong gia)…

– Cần hiểu đúng nghĩa của từ Hán Việt .

VD: từ yếu điểm, biển thủ là từ Hán Việt khác nghĩa với điểm yếu, đầu biển trong tiếng Việt

– Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách: lựa chọn từ để phù hợp với thái độ của mình với người nói, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp( VD: Xơi – ăn, cầm đầu – thủ lình, đề nghị – xin phiền…)

–  Không lạm dung từ Hán Việt, nhưng nếu sử dụng đúng từ Hán Việt trong tác phẩm văn học hoặc trong các tình huống giao tiếp sẽ mang lại giá trị nghệ thuật.

VD: Sau ngôi đền có nhiều dị vật ( sâu ngôi đền có nhiều vật lạ)

IV.Luyện tập:

Em có nhận xét gì về cách dùng từ, ngắt nhịp trong đoạn thơ trích trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du dưới đây:

Quân trung / gươm lớn / giáo dài,

Vệ trong thị lập / cơ ngoài song phi.

        Sẵn sàng tề chỉnh / uy nghi,

Vác đòng chật đất / tinh kì rợp sân.

        Trướng hùm / mở giữa trung quân,

Từ công sánh với / phu nhân cùng ngồi.

* Gợi ý: – Đoạn văn dùng nhiều từ Hán Việt.

–  Cách ngắt nhịp.

Thảo luận cho bài: Bài 7: Vai trò, ý nghĩa của từ Hán Việt