Phân tích Đoàn thuyền đánh cá ( Số 1)

Phân tích Đoàn thuyền đánh cá ( Số 1)

Mời các bạn tham khảo thêm tài liêu:

Phân tích bài thơ Đồng chí

Bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá ” của Huy Cận  sáng tác năm 1958  nhân một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh . Có thể noí bằng nghệ thuật đặc sắc nhà thơ đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên  và không khí lao động sôi động , hào hứng ở một vùng biển giàu đẹp  của Miền bắc nước ta  trong những năm đầu  xây dựng CNXH. Bài thơ là tiếng hát ca ngợi lao động đánh bắt cá trên biển , ca ngợi sự giàu đẹp  của biển cả quê nhà .

Thật vậy  bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá ”  là bức tranh khung cảnh lao động đánh bắt cá trên biển  của người lao động mới  say sưa hào hứng  làm chủ vùng trời , vùng biển của tổ quốc . Mở đầu bài thơ  là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi .

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa

Hoàng hôn xuống trên biển cả được tác giả phác họa  như một bức tranh kì vĩ . Biển chợt đỏ rực , sáng hồng “ như hòn lửa ” . Anh sáng lóe lên rồi chợt tắt . Cả vũ trị buông màn “ Sóng cài then ,đêm sập cửa ”lặn dần , yên ả đi vào giấc ngủ . Bằng nghệ thuật so sánh  và 2 hình ảnh nhân  hóa sóng là then cài , màn đêm là cánh cửa , nhà thơ như muốn nói với chúng ta một ngày đã khép lại , một đêm mới bắt đầu .

Đối lập với trạng thái “ tỉnh ” trạng thái nghỉ ngơi của vũ trụ là hoạt động của con người đang bắt đầu ra khơi đánh bắt cá “ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi ”. Sự đối lập nhau về hành động giữa con người với trời đất  khiến ta thấy được  khí thế và nhiệt tình  lao động của con người  mới . Làm việc lúc về đêm lại là môt công việc  khó khăn gian khổ  thế mà người lao động vẫn cất cao tiếng hát . Tiếng hát lạc quan  ngân vang tràn ngập cả không gian .

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Giớ căng buồm hay câu hát căng buồm ? Có phải chăng tiếng hát của những người đánh bắt cá  cũng cùng với gió căng buồm đưa đoàn thuyền đánh cá ra khơi xa . “Câu hát căng buồm ” không chỉ là sự mở đầu của một đêm lao động  vui tươi  hào hứng  khẩn trương  mà còn là sản phẩm  của trí tưởng tượng . Nó làm cho câu thơ thêm đẹp , ý thơ phong phú để ngợi ca niềm vui , nhiệt tình lao động của con người . Đây chính là bút pháp lãng mạn  của nhà thơ . Có thể nói  hình ảnh , màu sắc  hiện lên trong đoạn thơ  này thật đẹp , thật rực rỡ . Nếu nói  bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá ” của Huy Cận rực rỡ như một bức tranh sơn mài thì khổ thư mở đầu này cũng mang màu sắc ấy .

Đọc bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá ” ta thấy tiếng hát xuyên suốt bài thơ . Tiếng hát cất lên trong niềm vui lao động  khi đoàn thuyền ra khơi , tiếng hát trong khi lao động , tiếng hát khi đoàn thuyền trở về và tiếng hát ca ngợi về biển giàu đẹp .

Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi

Biển quê ta giàu lắm cá nhiều vô kể .Cá thu như đoàn thoi  đêm ngày dệt biển , cá nhụ cá chim cùng cá đé , cá song lấp lánh đuốc đen hồng . Biển không chỉ giàu đẹp  mà còn ân tình như tấm lòng của mẹ .

Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

Đặc biệt là những con người đang đánh bắt cá ngoài biển khơi được nhà thơ miêu tả bằng yếu tố tả thực  kết hợp với bút pháp lãng mạn để tạo nên những hình ảnh  kì ảo thật bất ngờ .

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng

Hình ảnh lãng mạn ở chỗ tưởng tượng ra rằng : Gió trời là người lái , trăng trời là cánh buồm . Thuyền và người hòa nhịp vào thiên nhiên , lâng lâng trong cái thơ mộng của gió ,trăng , trời , biển . Hình ảnh con người hiện lên là hình ảnh con người lớn ngang tầm vũ trụ và chan hòa với khung cảnh trời nước bao la thật đẹp . Trên cái  không gian bát ngát  với mây cao biển bằng , con thuyền có buồm là trăng , gió lái . Thuyền lướt đi phơi phới tạo cho chúng ta một ấn tượng đẹp , một cảm xúc dâng trào , gợi cho ta niềm tự hào về vẻ đẹp của con người lao động . Công việc đánh cá do đó  bỗng nhiên trở nên rất thơ mộng . Chúng ta như được cùng tác giả hòa nhập vào cái tâm trạng sảng khoái , lâng lâng của những con người làm chủ vùng biển  của đất nước  như nhà thơ Tố Hữu đã viết :

Bây chừ sông nước về ta
Đi khơi đi lội , thuyền ra thuyền vào
Bây chừ biển rộng trời cao
Cá tôm cũng sướng lòng nào chẳng xuân

Nhưng công việc đánh bắt cá trên biển là một công việc hết sức khó khăn gian khổ . Người đánh bắt cá trên biển thực sự là những chiến sĩ đang chiến đấu bằng sức lực, trí tuệ của mình để giành từ bàn tay thiên nhiên  những của cải quí giá .

Ra đậu dăm xa dò bụng biển

   Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Mặc dù gian khổ ,khó khăn  nhưng người ngư dân vẫn cất cao tiếng hát , tiếng hát lạc quan , yêu đời , tiếng hát vang lên  trong lao động  khẩn trương  và say mê .

Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Bài hát làm cho lao động bớt mệt nhọc “ Tiếng hát át tiếng sóng ”. Bài hát gọi cá vào lưới , nâng cao thêm cái chất thơ mộng vốn có sẵn của lao động . Bài hát lại thêm nhịp nhàng  với trăng cao gõ thuyền để gọi cá vào lưới . Có thể nói hiện thực đã được bút pháp lãng mạn chắp cánh làm cho đẹp thêm công việc đánh cá trển biển cả .

Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng

Một đêm trôi nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng hăng say . Trên bầu trời sao đã thưa và mờ . Cảnh kéo lưới được  miêu tả đầy ấn tượng . Những cánh tay rắn chắc kéo lưới “Xoăn tay ”. “Kéo xoăn tay” là một hình ảnh đặc tả động tác kéo lưới rất căng , khỏe và đẹp . Không biết bao nhiêu là cá mắc vào lưới  như những chùm trái cây treo lủng lẳng . “Chùm cá nặng ” là một hình ảnh ẩn dụ  gợi tả được mùa cá . Khoang thuyền đầy ắp cá . Màu bạc của vẫy cá , màu vàng của đuôi cá “lóe rạng đông ”. Một lần nữa  cho thấy nghệ thuật sự dụng màu sắc  của nhà thơ rất điêu luyện . Sắc  cá dưới ánh trăng và sắc cá dưới ánh rạng đông đều được miêu tả thật đẹp .

Bài  thơ kết thúc vào lúc rạng đông  khi đoàn thuyền quay về . Lúc này người ngư dân lại cất cao tiếng hát . Đây là tiếng hát thắng lợi hân hoan . Con thuyền và mặt trời được nhân hóa . Thơ được cấu trúc song hành diễn tả nhịp sống  khẩn trương

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới

Cảnh rạng đông với hình ảnh “ Mặt trời đội biển ” nhô lên tỏa  ánh sáng  chan hòa , một “ màu mới ”bao trùm biển khơi . Đoàn thuyền phóng như bay về bến như cướp  lấy thời gian , giành lấy thời gian . Biện pháp thậm xưng  kết hợp với nghệ thuật hoán dụ  trong viêc tả “ Mắt cá huy hoàng muôn dăm phơi ”đã vẽ nên cảnh được mùa cá và cuộc sống hạnh phúc ấm no  của nhân dân vùng biển . Bằng lao độngvà mồ hôi , họ đã viết nên bài ca cuộc đời .

“ Đoàn thuyền đánh cá ”  là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận  sau cách mạng tháng Tám . Nếu như trước đây , thơ Huy Cận  thấm một  nỗi buồn “Vạn cổ sầu ” vào vũ trụ  và lòng người  thì những bài thơ  của ông  từ năm 1945 đến nay , đặc biệt là bài  “ Đoàn thuyền đánh cá ”   mang âm điệu ngọt ngào , niềm vui say mê  và phấn chấn  của nhân dân lao động  đang làm chủ cuộc đời .

Qua thơ Huy Cận , chúng ta như được sống những đêm trăng đẹp trên Hạ Long . Ta tự hào đất nước ta có trên ba nghìn cây số bờ biển , biển ta giàu có , bao la tiềm năng , dồi dào hải sản .

Tóm lại , Qua bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá ”   Huy Cận cho ta  thấy được sự giàu đẹp  của biển cả quê hương  và vẻ đẹp của con người lao động mới . Chất lãng mạn , trữ tình của bài thơ đã truyền cho ta cảm xúc dạt dào , ta cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống mới  giúp ta có niềm tin  thêm yêu đời , yêu cuộc sống . Với sự sáng tạo độc đáo trong bút pháp lãng mạn , bài  thơ giữ được vị trí xứng đáng  trong nền thơ ca hiện đại của chúng ta.

Phân tích Đoàn thuyền đánh cá ( Số 1)

Thảo luận cho bài: Phân tích Đoàn thuyền đánh cá ( Số 1)