Ôn tập bài Tiếng hát con tàu
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Hướng dẫn ôn tập:
Chuyên đề này giúp các em nắm được những nội dung cơ bản xung quanh tác phẩm Tiếng hát con tàu: Ý nghĩa nhan đề và khổ đề từ; Mạch cảm hứng chủ đạo; Vẻ đẹp của một phong cách thơ trí tuệ, giàu chất suy tưởng.
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
+ Tiểu sử:
+ Sự nghiệp sáng tác:
– Quá trình sáng tác:
- Với những trăn trở tìm tòi không ngừng, đời thơ Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng và chặng nào cũng đạt được những thành tựu đứng kể.
- Tác phẩm tiêu biểu: các tập thơ Điêu tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường, chim báo bão (1967), Hoa trên đá (1984), Di cảo thơ (3 tập: 1992, 1993, 1996).
– Phong cách nghệ thuật:
- Thơ giàu chất suy tưởng.
- Khai thác những tương quan đối lập giữa các sự vật hiện tượng.
- Hình ảnh: mới, lạ, mang tính biểu tượng
- Ngôn ngữ: sắc sảo, giàu chất trí tuệ.
-> Sau cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên được xem là một trong số những nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu với phong cách độc đáo. Nếu Tố Hữu nói chính trị bằng giọng tâm tình ngọt ngào thì Chế LanViên nói bằng giọng chính luận mang màu sắc triết luận. Những sự kiện thời sự diễn ra hàng ngày, các vấn đề chính trị được ông hình tượng hoá khéo léo qua các hình ảnh thơ mới lạ.
b. Tác phẩm
+ Hoàn cảnh ra đời:
– Sự kiện năm 1958 – 1960: cuộc vận động nhân dân miền xuôi, chủ yếu là thanh niên lên tham gia xây dựng Tây Bắc.Thanh niên hào hứng thuộc nằm lòng 2 câu thơ:
“Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy
Là xa xôi biết mấy cũng lên đường”
(Lên miền Tây – Bùi Minh Quốc)
– Do sức khoẻ yếu, không thể đi tới những vùng xa xôi của Tổ quốc, Chế Lan Viên thể hiện khát vọng lên đường bằng những vần thơ > cách đi riêng của Chế Lan Viên:
“Ở đâu chưa đi thì lòng sẽ đến
Khi ta về lòng ngậm những cánh thơ”
(Qua Hạ Long)
– Áng sáng và phù sa (1960):
- Tập thơ đầu tiên sau cách mạng, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình thơ Chế Lan Viên.
- Khơi nguồn từ sự gặp gỡ giữa cuộc hồi sinh của một con người (sau khi vượt qua bệnh tật, bi kịch gia đình), một tâm hồn thơ và cuộc hồi sinh của đất nước.
Cảm hứng chủ đạo: lòng biết ơn và niềm hạnh phúc trong sự gắn bó hài hoà với cuộc sống, nhân dân, đất nước của một tâm hồn đã từ “thung lũng đau thương”, từ thế giới “điêu tàn” ra “cánh đồng vui”.
– Bài thơ Tiếng hát con tàu là một thi phẩm tiêu biểu cho tập “Ánh sáng và phù sa”
+ Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (2 khổ đầu): Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường.
- Đoạn 2 (9 khổ giữa): Khát vọng về với nhân dân và những kỉ niệm kháng chiến đầy nghĩa tình.
- Đoạn 3 (còn lại): Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê.
2. Phân tích
+ Nhan đề và khổ đề từ:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.
– Vai trò của khổ đề từ: một chỉ dẫn, một gợi ý để khám phá tác phẩm, là khúc dạo đầu giúp người nghe phán đoán được cái bổng trầm trong một bản nhạc.
– Hình ảnh:
- Tây Bắc:
Chỉ một địa danh cụ thể
Tượng trưng cho:
Những miền đất xa xôi đang cần được đánh thức tiềm năng của Tổ quốc.
Là “nguồn thơ”, hiện thực màu mỡ để văn học nghệ thuật kết trái.
Nơi lưu giữ những kỉ niệm, ân tình kháng chiến (Liên hệ với “Tây Tiến”- Quang Dũng, “Việt Bắc”- Tố Hữu)
- Con tàu:
Khát vọng lên đường tới những vùng đất xa xôi của Tổ quốc.
Khát vọng tìm đến những ước mơ, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật
– Đồng nhất: lòng ta – tâm hồn ta – Tây Bắc > khao khát hoà nhập với cuộc đời chung, sự nghiệp cách mạng chung> nhan đề Tiếng hát con tàu: tiếng hát tâm hồn mang khát vọng.
– Câu hỏi tu từ:
- Lời tự vấn.
- Tạo âm hưởng chủ đạo: hăm hở, rộn ràng, náo nức.
a. Đoạn 1: Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường
Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?
Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng.
Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
+ Hai không gian đối lập được xây dựng từ các hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đối lập
Ôn tập bài Tiếng hát con tàu
– “Trời Hà Nội” >< “gió ngàn”: không gian đô thành, không gian sống của cái tôi cá nhân chật hẹp >< không gian đại ngàn Tây Bắc xa xôi, hùng vĩ, rộng mở.
– Động từ: “giữ” (trời Hà Nội) >< “rú gọi”: hai động thái đối lập, giữ khư khư cho mình một khoảng trời riêng hay vượt thoát khỏi thoát không gian cá nhân bó hẹp để đi theo tiếng gọi giục giãm cấp thiết của miền Tây?
– “Đất nước mênh mông” >< “đời anh nhỏ hẹp”: nhận thức sâu sắc sự vô nghĩa, quẩn quanh của cái tôi cá nhân > tự phủ nhận cuộc sống của cái tôi cá nhân > chỉ ra con đường để tìm thấy chỗ đứng, ý nghĩa của mình: từ bỏ cuộc đời của cái tôi cá nhân tâm thường, vị kỉ , đến với cuộc đời chung sôi nổi, rộng lớn.
+ “Tàu đói những vành trăng”:
– Vành trăng: có thể biểu trưng cho: thiên nhiên, cuộc sống lao động hoặc cái đẹp – đối tượng phản ánh của nghệ thuật
– Đói: tâm hồn nghệ sĩ đang cạn kiệt nguồn sống, nguồn cảm hứng > lên đường vừa là khao khát, vừa là nhu cầu bức thiết có tính chất sống còn với cá nhân nhà thơ.
+ Câu hỏi tu từ: “Anh đi chăng?” “Anh có nghe?”, “Sao chửa ra đi?”
- Tạo ra tương quan đối lập giữa: đi – hoà nhập, hướng về cuộc đời chung rộng mở, sôi nổi >< ở lại: quay lưng, khép mình vào thế giới cái tôi nhỏ bé, đơn độc.
- Sắc thái câu hỏi tu từ: vừa như khơi gợi, mời gọi, tự vấn (tách “anh” ra để hỏi chính bản thân mình) vừa như thôi thúc, giục giã gấp gáp, vừa là sự băn khoăn, trăn trở > biện luận.
+ Khái quát qui luật của sáng tạo nghệ thuật:
“Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”
– Phủ định một phản đề (chẳng có thơ khi lòng đóng khép) để khẳng định một chính đề (tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia) > khái quát mối quan hệ thơ ca – cuộc sống:
- Hiện thực cuộc sống chính là ngọn nguồn của thơ ca.
- Yêu cầu tất yếu với nghệ sĩ: phải đứng trong cuộc đời, thoát khỏi không gian chật chội, tung phá biên giới cái tôi nhỏ bé để vươn tới và khám phá cuộc đời chung mênh mông, sinh động > có nghệ thuật chân chính.
– Tách “anh” ra để biện luận (nói với người khác) nhưng thực chất là nói với chính mình, rút ra qui luật bằng sự trải nghiệm, trả giá, suy tư > thấm thía, sâu sắc
– Tiêu biểu cho sự nhận thức của một thế hệ nghệ sĩ mà sáng tác vắt qua hai thời kì (trước và sau cách mạng): cái tôi nội cảm của thơ mới đã từng làm nên cả “một thời đại trong thi ca” nay đã cạn kiệt sức sống, cần được thay thế bằng cái tôi hoà nhập với cuộc đời chung để nguồn thơ lại dạt dào – “phá cô đơn ta hoà hợp với người” (Xuân Diệu bướckhỏi lâu đài tình yêu, từ bỏ nỗi ám ảnh thời gian mòn mỏi, nhanh chóng bắt nhịp cùng đời sống lao động để những vần thơ hồi sinh; Huy Cận vượt thoát không gian sầu vạn cổ và hoà nhập vào không gian sản xuất kì vĩ, tạo nên những trang viết có hồn). Chế Lan Viên “đến” muộn hơn, phải rất lâu sau mới bừng tỉnh khỏi thế giới “điêu tàn” để khi hồi sinh là những thức nhận sâu sắc.
b. Đoạn 2: Khát vọng về với nhân dân và những kỉ niệm kháng chiến đầy nghĩa tình
Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hung
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân.
Ôi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.