Soạn bài: Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên (mẫu 1)

Soạn bài tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Ở miền Bắc vào những năm 1958 – 1960 có phong trào vận động nhân dân miền xuôi – chủ yếu là thanh niên lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc. Chính sự kiện kinh tế – xã hội này đã gợi cảm hứng giúp Chế Lan Viên sáng tác bài Tiếng hát con tàu.

I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Chế Lan Viên ( 1920- 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan
–    Quê: Quảng Trị
–    Bản thân: rất đa tài vừa có thể dạy học, làm báo, làm thơ, làm cách mạng
–    Sự nghiệp sáng tác:
•    Tác phẩm chính như: Điêu Tàn (1937), ánh sáng và phù sa(1960)…
•    Chế Lan Viên nổi tiếng trước cách mạng với tập thơ Điêu Tàn, sau đó ông tham gia hoạt động cách mạng sau đó tiếp tục sáng tác
•    Thơ Chế Lan Viên có sự chuyển hướng trong tư tưởng bước từ thế giới kinh dị thần bí sang thế giới rộng lớn của nhân dân đất nước
•    Phong cách thơ: giàu chất suy tưởng mang vẻ đẹp trí tuệ phong phú và đa dạng về hình ảnh. Có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật
2.    Bài thơ tiếng hát con tàu
–    Hoàn cảnh sáng tác: năm 1958 – 1960 Đảng ta vận động thanh niên miền xuôi đi theo khai hoang phát triển kinh tế ở vùng Tây Bắc. Nhà thơ Chế Lna Viên không đi được vì đang nằm trên giường bệnh nhưng xuất phát từ lòng biết ơn, sự gắn bó với nhân dân với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình của nhân dân trong những năm kháng chiến chống pháp, Chế Lan Viên đã làm bài thơ này để theo con tàu tâm tưởng đến với Tây Bắc
–    Bài thơ được in trong tập ánh sáng và phù sa
II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Ý nghĩa nhan đề
–    Con tàu là biểu tượng của khát vọng lên đường khát vọng đi xa đến những vùng đất xa xôi của Tổ Quốc
–    Năng lượng để chạy con tàu lên Tây bắc không phải những nguyên liệu như đời thực hay dùng như than đá, xăng mà bằng tâm hồn yêu quê hương đất nước băng tiếng hát
2.    Lời đề từ
–    Bốn câu đề từ nêu lên hai hình ảnh lớn đó là con tàu và Tây Bắc
•    Con tàu: khát vọng lên đường đến với nhân dân đất nước
•    Tây Bắc biểu tượng cho miền đất xa xôi của Tổ Quốc
->    Ý nghĩa của lời đề từ là khát vọng mong muốn của nhà thơ cùng anh em đến vùng đất xa xôi kia để giúp đỡ nhân dân khai hoang. Đó phải chăng là lý tưởng của một người chiến sĩ yêu quê hương đất nước
–    Có sự đồng nhất:
•    Tâm hồn ta là con tàu
•    Tâm hồn ta là Tây Bắc
3.    Phân tích
a.    Hai khổ thơ đầu là sự trăn trở và mời gọi lên đường

–    Bằng hàng loạt các nghệ thuật nhân hóa, câu hỏi tu từ, đối lập tác giả đã thể hiện khao khát được lên đường
–    Bạn bè anh đều lên đường hết cả rồi chỉ còn anh giữ trời Hà Nội, anh cũng muốn lên đường giúp đỡ bà con Tây Bắc
–    Tây Bắc chính là điểm để anh gặp thơ của mình. Đời mênh mông nhưng đời con người thì nhỏ hẹp vì thế người chiến sĩ Lan Viên mong muốn được cống hiến hết mình khi còn đứng trên mặt đất này
->    Bằng những biện pháp tu từ cùng giọng văn nhẹ nhàng sâu lắng kết hợp với ước nguyện khát khao của mình nhà thơ đã trình bày nỗi lòng của mình cho người đọc thấu hiếu. Mỗi câu thơ như một dòng tâm sự chan chứa tình cảm

Soạn bài tiếng hát con tàu

Soạn bài tiếng hát con tàu

b.    Niềm vui khi được trở về với nhân dân Tây Bắc
–    Nhà thơ thể hiện niềm vui khi được trở lại với nhân dân. Đó là mười năm kháng chiến gian nan. Tình quân dân như thấm đượm nằm trên giường bệnh nhưng nhà thơ như cảm nhận được niềm vui khi gặp lại nhân dân
–    Bằng những câu thơ so sánh niềm vui của nhà thơ khi gặp lại nhân dân thể hiện một cách chân thật đầy tình cảm. Đó là niềm vui như thiên nhiên đẹp nhất, như những phút sum họp hiếm hoi
–    Thế rồi nhà thơ nhớ đến người anh du kích, chiếc áo nâu công đồn để lại cho nhà thơ, người em liên lạc hi sinh dũng cảm, người mế tần tảo coi nhà thơ như con đẻ -> Nhà thơ đã coi những người dân Tây bắc như những người thân trong gia đình
–    Tiếp đến nhà thơ lại nhớ về thiên nhiên tây Bắc bản sương giăng đèo mây phủ và cuối cùng nhà thơ kết thúc nỗi nhớ ấy bằng một câu thơ rất triết lý và nó đúng đến tận ngày nay : “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”
–    Rồi nhà thơ nhớ đến người con gái Tây Bắc xinh đẹp ngày nào, nhớ thường trực như mùa đông thì tất yếu phải có rét. Nhớ những vắt xôi mà em dấu giữa rừng để nuôi quân
->    Qua đây ta thấy người chiến sĩ anh hùng quả thật đã có một thời gian hạnh phúc bên gia đình Tây Bắc mặc dù gian nan đây, nguy hiểm đây, chết chóc có đấy nhưng miền đất thiêng liêng có ngọn lửa soi sáng vẫn cứ chiến thắng, những người anh em thành anh em ruột thịt. Kháng chiến đã mang họ lại gần nhau hơn
c.    Khúc hát lên đường
–    Dường như con tàu mộng tưởng đã cất cánh mà điểm đến sân ga chính là Tây Bắc
–    Nơi đó có những con người mà nhà thơ yêu quý, nào em, nào mế, nào đồng chí đồng đội. nhà thơ mong chắp thêm đôi cánh để có thể bay tới đó nhanh hơn
–    Nhà thơ nhớ từng tiếng nói của Tây Bắc, nhớ những mùa lúa rì rào, và nhà thơ theo con tàu mộng tưởng Tây Bắc chính là hồn của thơ
III.    Tổng kết
–    Có thể nói đây là một bài thơ vừa mang tính triết lý vừa mang một tình cảm thiêng liêng. Đó là tình yêu quê hương đất nước, tình quân dân, tình yêu nam nữ. Nhà thơ như muốn vùng ra khỏi giường bệnh để đến đoàn tụ với gia đình Tây bắc của mình

Thảo luận cho bài: Soạn bài: Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên (mẫu 1)