Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD THPT Nguyễn Thị Minh Khai năm 2017

Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD THPT Nguyễn Thị Minh Khai năm 2017
Thời gian làm bài: 50 phút
40 câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Dân tộc trong khái niệm “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc” được hiểu là
A. các dân tộc trong cùng một khu vực.
B. một bộ phận dân cư của quốc gia.
C. các dân tộc thiểu số.
D. các dân tộc thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Câu 2: Được tham gia ứng cử, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp là của công dân dân tộcnào trong cộng động các dân tộc Việt Nam?
A. Của công dân tất cả các dân tộc.
B. Của công dân dân tộc kinh.
C. Của công dân các dân tộc sống ở vùng đồng bằng.
D. Của tất cả công dân các dân tộc ít người.

Câu 3: Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được tự do hoạt động tôn giáo.
B. người đã theo tôn giáo này thì không được theo tôn giáo khác.
C. tôn giáo nào lớn, nhiều tín đồ theo được ưu tiên phát triển.
D. các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Anh A và chị B dự định kết hôn nhưng còn do dự vì chị B không theo đạo Thiên chúa như anhA. Bố mẹ anh A nhận được nhiều ý kiến góp ý và chưa biết chọn cách nào cho đúng pháp luật, nhờ em chọn giúp?
A. Sau khi kết hôn chị B phải theo đạo cùng chồng.
B. Đồng ý cho đôi trẻ cưới nhau dù không cùng đạo.
C. Trước khi kết hôn chị B phải xin theo đạo.
D. Chị B phải học giáo lí cho hiểu biết, có thể không theo đạo.

Câu 5: Người vi phạm pháp luật có nghĩa là đã xâm hại đến các quan hệ xã hội
A. được Nhà nước công nhận.
B. được Quốc hội công nhận.
C. được pháp luật bảo vệ.
D. được mọi người công nhận.

Câu 6: Anh M khiếu nại quyết định hành chính của thủ trưởng cơ quan, trong thời gian chờ giải quyết, anh M phải xử sự như thế nào cho đúng pháp luật?
A. Không chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.
B. Được hoãn chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.
C. Phải chấp hành quyết định hành chính của thủ trưởng.
D. Được nghỉ ngơi để chờ quyết định giải quyết của thủ trưởng.

Câu 7: Văn bản nào sau đây khôngphải là văn bản pháp luật?
A. Luật dân sự.
B. Hiến pháp.
C. Luật hành chính.
D. Hương ước.

Câu 8: Pháp luật chỉ thực sự đi vào cuộc sống nếu mỗi cá nhân,tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều lựa chọn cách xử sự phù hợp với
A. lợi ích của cá nhân.
B. lợi ích chung của xã hội.
C. quyền hợp pháp của cá nhân.
D. quy định của pháp luật

Câu 9: Câu nói nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?
A.Kính chúa yêu nước.
B.Mái chùa che chở hồn dân tộc.
C.Buôn thần bán thánh.
D.Tốt đời đẹp đạo.

Câu 10: Bà Xơn xông vào nhà K để lấy lại số tiền mà nó đã trộm của bà. Thấy vậy bố K ngăn bà Xơn lại và đuổi ra. Trong tình huống này người vi phạm pháp luật là
A: thanh niên K.
B: thanh niên K và bà Xơn.
C: thanh niên K và bố anh ấy.
D: thanh niên K, bố anh ấy và bà Xơn.

Câu 11: Cho một số quan điểm về vấn đề công dân bình đẳng trước pháp luật:
1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
2. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
3. Người nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, cũng bị xử lí kỉ luật.
4.Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
5. Công dân thuộc dân tộc thiểu số được tạo nhiều cơ hội hơn trong giáo dục.
Số quan điểm sai là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 12: Anh H mua nhà ở không hỏi ý kiến của vợ. Việc làm của anh H là vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. tình cảm gia đình.
B. văn hóa gia đình.
C. nhân thân và tài sản.
D. tài sản gia đình.

Câu 13: Hai nhà liền vách nhưng khi phá nhà cũ, xây nhà mới anh Đại không nói với chị Hoa, hậu quả tường vách nhà chị Hoa nứt toác. Chị Hoa gặp anh Đại trao đổi về việc xử lí hậu quả. Anh Đại từ chối vì anh chỉ xây trên đất nhà mình và cho rằng chị Hoa lấy cớ để ăn vạ. Theo em, trường hợp trên
A. anh Đại không vi phạm pháp luật vì không xây lấn sang nhà chị Hoa.
B. anh Đại vi phạm pháp luật dân sự về tài sản.
C. anh Đại vi phạm pháp luật dân sự về quyền nhân thân.
D. anh Đại vi phạm pháp luật dân sự.

Câu 14: Trong số người vượt đèn đỏ có cả anh H – con trai chủ tịch tỉnh. Cảnh sát giao thông D vẫn xử phạt H như những người vi phạm khác. Hành vi của cảnh sát D là phù hợp với nội dung công dân bình đẳng
A. về nghĩa vụ pháp lí.
B. về trách nhiệm pháp lí.
C. trước pháp luật.
D. về quyền, lợi ích.

Câu 15: Không thi đại học như các bạn, Hùng đăng ký xét tuyển vào trường cao đẳng nghề. Việc làm của Hùng thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 16: Tự tiện khám chổ ở của công dân là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 17: Một trong những biểu hiện của quyền tự do ngôn luận là
A. lên mạng xã hội viết bất cứ điều gì mình muốn.
B. đăng kí quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp.
C. quyền bảo hộ tác giả đối với tác phẩm.
D. viết bài gửi đăng báo góp ý cho cơ quan nhà nước

Câu 18: Nộp phiếu khám từ lúc 8h30’ sáng, ngồi trong phòng chờ của Bệnh viện hút hết điếu thuốc thứ ba anh D vẫn chưa thấy gọi tên mình. Nhìn qua kẽ hở phòng khám thấy bác sĩ N và y tá C đang mãi nói chuyện riêng. Bực mình,anh D lấy điện thoại quay clíp. Bác sĩ N phát hiện, nhanh chóng dật máy điện thoại và xóa đoạn clíp anh D vừa quay. Theo em, trong trường hợp này người vi phạm pháp luật là
A. bác sĩ N và anh D.
B. bác sĩ N, y tá C và anh D.
C. anhD.
D. bác sĩ N.

Câu 19: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, điều này muốn nói đến quyền
A. tự do ngôn luận.
B. sáng tạo.
C. dân chủ của nhân dân.
D. phát triển.

Câu 20: Nơi cư trú của vợ chồng là do
A. cha mẹ của hai bên vợ chồng thỏa thuận quyết định.
B. vợ quyết định vì vợ là chủ gia đình.
C. vợ chồng bàn bạc quyết định.
D. chồng quyết định vì thuyền theo lái, gái theo chồng.

Câu 21: Nguyên tắc nào dưới đây các bên phải tuân thủ trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Tự giác, trách nhiệm và tận tụy.
C. Chủ động, quyết đoán và tích cực.
D. Công bằng, dân chủ, uy tín.

Câu 22: Biểu hiện nào sau đây không phải là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
D. Bình đẳng giữa ông chủ và người làm thuê.
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD THPT Nguyễn Thị Minh Khai năm 2017
Câu 23: Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật là một trong những mục đích của
A. hành vi trái pháp luật.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vu pháp lí.
D. thực hiện pháp luật.

Câu 24: Biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào là
A. sự phát triển của xã hội.
B. phong tục tập quán.
C. bản chất giai cấp.
D. tính thống nhất cao.

Câu 25: Để bảo vệ các giá trị đạo đức, pháp luật đã trở thành
A. điều kiện phổ biến.
B. phương tiện duy nhất.
C. phương tiện phổ biến.
D. phương tiện đặc thù.

Câu 26: Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng
A. tính tự giác của người dân.
B. quyền lực nhà nước.
C. quyền lực của Quốc hội.
D. sức mạnh của giai cấp cầm quyền.

Câu 27: Tham gia thảo luận, góp ý sửa đổi bổ sung Hiến pháp 2013, là việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước ở phạm vi
A. cả nước
B. tổ chức, đơn vị.
C. cơ quan, đơn vị.
D. địa phương.

Câu 28: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất
A. giai cấp công nhân.
B. giai cấp nông dân.
C. nhân dân
D. xã hội.

Câu 29: Vì mâu thuẫn với nhau, Hùng đã tung tin nói xấu Hà trên mạng xã hội. Hành vi này của Hùng vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại.
B. Quyền bí mật về đời tư.
C. Quyền được bảo đảm an toàn trên các trang mạng xã hội.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm

Câu 30: Thấy điện thoại của A có tin nhắn, B đã tự ý mở ra xem. Hành vi của B đã xâm phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.
C. Quyền tự do dân chủ của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.

Câu 31: Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì
A. sự phát triển của xã hội.
B. lợi ích giai cấp cầm quyền.
C. sự phát triển của nhân dân.
D. lợi ích của nhà nước.

Câu 32: Quyền bầu cử và ứng cử là
A. Quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực xã hội.
B. Quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị
C. Quyền nhân thân của công dân trong lĩnh vực dân sự.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

Câu 33: Trường hợp nào sau đây, thể hiện đúng quyến tố cáo của công dân?
A. Lao động nam tố cáo bị chủ doanh nghiệp vô cớ cho nghỉ việc.
B. Lao động nữ tố cáo chủ doanh nghiệp trả lương thấp hơn lao động nam.
C. Lao đông nữ tố cáo chủ doanh nghiệp vô cớ đánh đập gây thương tích.
D. Lao động nam tố cáo chủ doanh nghiệp ưu tiên lao động nữ.

Câu 34: Anh A phát hiện lãnh đạo cơ quan đã tham nhũng. Anh băn khoăn không biết nên làm gì cho đúng, có nhiều người góp ý cho anh. Em hãy chọn giúp?
A. Sử dụng quyền khiếu nại
B. Nói cho mọi người trong cơ quan đều biết.
C. Né tránh sự việc vì không liên quan đến mình.
D. Sử dụng quyền tố cáo.

Câu 35: Ông Sơn mở thêm một cơ sở sản xuất mới, vậy là ông đã thực hiện quyền
A. tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
B. tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
D. tự do cạnh tranh lành mạnh .

Câu 36: “Công dân có quyền tự do ngôn luận” là quy định thể hiện đặc trưng
A.tính quyền lực bắt buộc chung.
B.tính chặt chẽ về hình thức.
C.tính quy phạm phổ biến.
D.tính tập trung, thống nhất.

Câu 37: Bản Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới nhất hiện nay là
A.Hiến pháp 2015.
B.Hiến pháp 2014.
C.Hiến pháp 2013.
D.Hiến pháp 1992.

Câu 38: Chỉ có một suất học bổng du học, nhưng trong quá trình xét tuyển sinh viên Hằng và Tuấn đều đủ tiêu chuẩn như nhau. Để bảo đảm sự công bằng nhà trường đã
A. chọn Tuấn vì sinh viên nam thường thành đạt hơn sinh viên nữ.
B. cho hai sinh viên làm thêm một số bài tập như nhau, rồi chọn người làm tốt hơn.
C. không chọn hai em này nữa và ra các tiêu chí mới để chọn những sinh viên khác.
D. chọn Hằng vì em này có khả năng sẽ quay về trường công tác sau du học.

Câu 39: Việc thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức đã làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những
A. hành vi hợp pháp.
B. hành vi đạo đức.
C. hành vi mẫu mực.
D. chuẩn mực xã hội.

Câu 40: A thường xuyên đi làm muộn, trưởng phòng B nhắc nhở, A tự ái, to tiếng với B, rồi A nhảy vào đánh B gây thương tích (tỉ lệ thương tật 11%). Theo em trong tình huống trên A đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Dân sự và hình sự.
B. Kỉ luật và hình sự.
C.Kỉ luật và dân sự.
D. Hành chính và hình sự.

Đáp án “Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD THPT Nguyễn Thị Minh Khai năm 2017”

1 B
2 A
3 D
4 B
5 C
6 C
7 D
8 D
9 C
10 B
11 B
12 C
13 D
14 B
15 A
16 A
17 D
18 B
19 A
20 C
21 A
22 D
23 B
24 C
25 D
26 B
27 A
28 A
29 D
30 B
31 A
32 B
33 C
34 D
35 C
36 C
37 C
38 B
39 A
40 B

 

 

Thảo luận cho bài: Đề thi thử THPT Quốc Gia môn GDCD THPT Nguyễn Thị Minh Khai năm 2017