Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn 9 trường THCS Xuân Dương 2015-2016

Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn 9 trường THCS Xuân Dương

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn 9 trường THCS Nam Toàn năm 2015-2016

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

Môn: Ngữ văn 9

Năm học:  2015 – 2016

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (4,0 điểm):

Cảm  nhận của em về hai câu thơ sau:

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

( Trích “ Cảnh ngày xuân” – “Truyện Kiều”–Nguyễn Du)

Câu 2: (6,0 điểm)
Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:

“Sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản, tại một trường tiểu học, người ta tổ chức phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong những người xếp hàng, tôi chú ý đến một em nhỏ chừng chín tuổi, trên người chỉ mặc một bộ quần áo mỏng manh. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt em thì chắc chẳng còn thức ăn nên đến gần và trò chuyện với em.

Em kể thảm họa đã cướp đi những người thân yêu trong gia đình: cha, mẹ và đứa em nhỏ. Em bé quay người lau vội dòng nước mắt.
Thấy em lạnh, tôi cởi chiếc áo khoác choàng lên người em và đưa khẩu phần ăn tối của mình cho em:“Đợi tới lượt cháu chắc hết thức ăn rồi, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, cháu ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó, nhưng thật bất ngờ, cậu mang khẩu phần ít ỏi ấy đi thẳng đến chỗ những người đang phân phát thực phẩm, để túi thức ăn vào thùng rồi quay lại xếp hàng.
Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao cháu không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời:“Bởi chắc còn có nhiều người bị đói hơn cháu. Cháu bỏ vào đó để cô chú phát chung cho công bằng.”

Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn 9 trường THCS Xuân Dương

Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn 9 trường THCS Xuân Dương

(Dẫn theo báo Dân trí điện tử)

Câu 3 (10 điểm):

Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về ngư­ời chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.

————————————————————————-

HƯỚNG DẪN CHẤM

————————————————————————-

Câu 1: ( 4 điểm)

  1. Yêu cầu về kỹ năng:

Học sinh có thể trình bày và lập luận khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, có khả năng cảm thụ tốt, phân tích thỏa đáng làm sáng rõ nội dung yêu cầu của đề bài. Văn viết mạch lạc có cảm xúc.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

Hai câu thơ  thực là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân: “Cỏ non xanh tận chân trời – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

– Ở đây, Nguyễn Du học tập hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”, nhưng khi đưa vào bài thơ của mình, tác giả đã rất sáng tạo.

– Câu thơ Trung Quốc dùng hình ảnh “cỏ thơm” (phương thảo) thiên về mùi vị thì Nguyễn Du thay bằng “cỏ xanh”, cộng thêm sắc trắng của hoa lê tạo cho bức tranh thiên về màu sắc.

Trong bức tranh ấy của ND có thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của một vài bông hoa lê khiến cho màu sắc có sự hài hoà đền mức tuyệt diệu. Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại.

– Tất cả đều gợi nên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt mà trong trẻo, nhẹ nhành mà thanh khiết.

– Hai câu thơ tả cảnh thiên nhiên của NDu quả là tuyệt bút! Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả.  Qua đó, ta thấy tâm hồn con người tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, hồn nhiên, nhạy cảm tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên.

  1. Cách cho điểm:

3,5->4 điểm: Cảm nhận đúng, có ý sâu sắc, tinh tế, diễn đạt tốt.

2,5->3 điểm: Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, sâu sắc, tinh tế, diễn đạt khá.

1,5->2 điểm: Cảm nhận được nhưng nhìn chung chưa sâu, mắc ít lỗi diễn đạt.

0,5->1 điểm: Cảm nhận còn hời hợt, mắc nhiều lỗi diễn đạt.

0 điểm: Làm lạc đề, bỏ giấy trắng

Câu 2: (6,0 điểm)

A.Yêu cầu về kỹ năng:

– Thí sinh thể hiện tốt kĩ năng làm văn nghị luận xã hội.

– Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Nêu được ý nghĩa của câu chuyện:

– Thể hiện tình yêu thương ấm áp, sự đồng cảm, sẻ chia giữa những con người đang ở trong hoàn cảnh éo le. Điều này có thể thấy qua nghĩa cử cao đẹp của nhân vật “tôi” đối với em nhỏ cũng như suy nghĩ, việc làm đáng trân trọng của em bé bất hạnh.

* Bàn luận về vấn đề tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống:

– Trong cõi đời, tình yêu thương giữa con người với con người là một giá trị cao quý, là điều cần thiết mà ai cũng phải hướng tới.

– Trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, lòng nhân ái càng cần thiết để sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh.

– Phê phán những kẻ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ với cộng đồng.

* Rút ra bài học.

– Mỗi người cần biết sống yêu thương, gắn bó, có trách nhiệm với cộng đồng; đặc biệt là cần quan tâm, giúp đỡ những kiếp đời kém may mắn.

  1. Cách cho điểm:

– Điểm 5,6: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.

– Điểm 3,4: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt.

– Điểm 1,2: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức.

– Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp

Câu 2: (10 điểm):

  1. Yêu cầu về kỹ năng:

– Làm đúng thể loại nghị luận văn học.

– Có kỹ năng làm bài văn giải thích kết hợp với chứng minh.

– Xây dựng hệ thống lập luận chặt chẽ, lôgic.

– Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

I- Mở bài:

– Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.

– Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)

I- Thân bài:

  1. Giải thích ý nghĩa lời nhận định:

– Lời nhận định trên đã đánh giá chính xác sự thành công của bài thơ “Đồng chí ”.

+ Bởi lẽ, nói tới bức tư­ợng đài tráng lệ là nói tới hình ảnh của một ngư­ời nào đó đ­ược khắc hoạ để bền vững với  núi sông, tr­ường tồn với thời gian. Còn nói tới sự tráng lệ là nói tới vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy.

– Nh­ư vậy, lời nhận định trên đã khẳng định rằng, nhà thơ chính Hữu đã xây dựng đư­ợc hình ảnh ngư­ời chiến sĩ hiện lên trong bài thơ với vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng. Hình tượng nghệ thuật ấy đ­ược xây dựng bằng ngôn từ sống mãi với thời gian, sống mãi trong tâm trí bạn đọc.

  1. Chứng  minh:
  2. Trư­ớc hết ngư­ời đọc cảm nhận đ­ược vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của ng­ười chiến sĩ là tình đồng chí xuất phát từ cơ sở của sự hình thành tình đồng chí.

– Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá

– Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu

– Chia sẻ mọi khó khăn, gian lao cũng như buồn vui của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

– Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).

  1.           Vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của ng­ười chiến sĩ còn được thể hiện ở tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao:

– Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.

– Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.

– Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay(tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).

  1.        Đặc biệt vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của tình đồng chí còn được thể hiện thật lãng mạn, thơ mộng khi họ sát cánh bên nhau trong chiến hào chờ giặc

– Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.

– Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu, chủ động trong tư thế: chờ giặc.

– Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp:Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,…)

III- Kết bài :

– Khẳng định ý nghĩa lời nhận định….

– Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời kì kháng chiến cống Pháp viết về người lính.

– Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng…

  1. Tiêu chuẩn cho điểm:

– Điểm 9,10: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.

– Điểm 7,8:  Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, mắc it lỗi diễn đạt thông thường.

– Điểm 5,6 Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về diễn đạt.

– Điểm 3,4 Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.

– Điểm1,2 : Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.

– Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

Thảo luận cho bài: Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn 9 trường THCS Xuân Dương 2015-2016