Đề số 2: Đề kiểm tra học kỳ I vật lý lớp 10CB Nguyễn Xuân Ôn – Nghệ An
Đề số 3: Đề kiểm tra học kỳ I vật lý lớp 10
Thời gian làm bài 45′
Câu 1 (3đ): Một vật chuyển động thẳng có phương trình x = -4 + 3t + t2 ; (trong đó x tính bằng mét, t tính bằng giây).
a) Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của vật
b) Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều hay chậm dần đều? vì sao?
c) Vẽ đồ thị vận tốc-thời gian của chuyển động trên.
Câu 2 (2đ):
a) Trọng lực của một vật là gì? Viết công thức trọng lực tác dụng lên một vật
b) Em hãy cho biết trọng lượng của em khoảng bao nhiêu ?
Câu 3 (3đ): Một vật m = 1kg đang nằm yên trên sàn ngang thì chịu tác dụng của lực kéo F = 5N song song với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là µ = 0,2. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính gia tốc chuyển động của vật
b) Tính vận tốc và quãng đường vật chuyển động được sau thời gian t = 4s.
c) Nếu lực F có độ lớn không đổi nhưng có hướng hợp với phương ngang góc (hướng lên so với sàn), tìm góc để vật tăng tốc nhanh nhất?
Câu 4 (2đ):
a) Kể tên các dạng cân bằng mà em biết ?
b) Một quả cầu khối lượng m, được treo vào một đầu của sợi dây nhẹ, đầu còn lại của sợi dây được treo vào trần nhà (hình vẽ). Hãy chỉ rõ dạng cân bằng của quả cầu ? giải thích ?
a) x0+v0t+12at2=−4+3t+t2x0+v0t+12at2=−4+3t+t2 => v0 = 3 m/s; a = 2 m/s2.
b) Chuyển động thẳng nhanh dần đều Vì: vo* a > 0
c) đồ thị v = 3 + 2t
Câu 2
a) Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng vào các vật ⃗P=m.⃗gP→=m.g→
b) Trọng lượng của học sinh: P = mg
Câu 3
a) Phương trình định luật II Niu-tơn:
⃗F+⃗P+⃗N+⃗Fmst=m⃗aF→+P→+N→+F→mst=ma→
⇒a=F−Fmstm=F−μmgm=5−0,2.1.101=3m/s2⇒a=F−Fmstm=F−μmgm=5−0,2.1.101=3m/s2
b) v=v0+at=3.4=12(m/s)v=v0+at=3.4=12(m/s)
s=12at2=12.3.42=24ms=12at2=12.3.42=24m
c) a=F.cosα−μ(mg−F.sinα)m=a=F.cosα−μ(mg−F.sinα)m=
F(cosα+μsinα)−μmgmF(cosα+μsinα)−μmgm
Vật tăng tốc nhanh nhất khi gia tốc a lớn nhất
(sinα+μ.cosα)≤√(1+μ2)(cos2α+sin2α)=√(1+μ2)(sinα+μ.cosα)≤(1+μ2)(cos2α+sin2α)=(1+μ2)
Dấu bằng xảy ra khi tan α = µ = 0,2 => α = 11,31o
Câu 4
a/ Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định
b/ Cân bằng của quả cầu thuộc dạng cân bằng bền