Đề số 6: đề kiểm tra vật lý lớp 10 tự luận học kỳ I
Đề số 7: Đề kiểm tra vật lý lớp 10 học kỳ I
Thời gian: 45′
A. Phần chung
Câu 1 (2 điểm)
a). Chuyển động tròn đều là gì?
b). Rơi tự do có những đâc điểm gì?
Câu 2 (1 điểm). Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết biểu thức của định luật.
Câu 3 (1 điểm). Lực hướng tâm là gì? Viết biểu thức lực hướng tâm.
Câu 4 (2 điểm). Một ôtô có khối lượng 3 tấn rời khỏi bến. Lực phát động bằng 2000N. Hệ số ma sát là 0,05. Hỏi sau khi chuyển động được 2 phút thì ôtô đạt được vận tốc bao nhiêu và ở cách bến bao xa ? Lấy g = 10m/s2.
B. Phần riêng
I. Phần dành cho chương trình chuẩn
Câu 5 (1 điểm). Khi ô tô đang chạy với vận tốc 12 m/s trên đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ô tô chạy nhanh dần đều. Sau 15s, ô tô đạt vận tốc 15m/s. Tính quãng đường ô tô đi được sau 30s kể từ khi tăng ga.
Câu 6 (1 điểm). Mặt Trăng quay 1 vòng quanh trái Đất hết 27 ngày – đêm. Tính tốc độ góc của Mặt Trăng quay quanh Trái đất.
Câu 7 (1 điểm) Hai tàu thuỷ mỗi chiếc có khối lượng 80000 tấn ở cách nhau 0,5km. Tính lực hấp dẫn giữa chúng.
Câu 8 (1 điểm). Một người gánh một thùng gạo nặng 450N và một thùng ngô nặng 150N. Đòn gánh dài 1,2m. Hỏi vai người đó đặt ở điểm nào, chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.
II. Phần dành cho chương trình nâng cao
Câu 5 (1 điểm). Một ca nô chạy thẳng đều xuôi theo dòng nước từ bến A đến bến B cách nhau 36 km mất một khoảng thời gian là 1 giờ 30 phút. Vận tốc của dòng chảy là 6 km/h. Tính vận tốc của ca nô so với dòng chảy.
Câu 6 (1 điểm). Tính quãng đường mà vật rơi tự do đi được trong giây thứ tư. Lấy g = 9,8 m/s2.
Câu 7 (1 điểm). Một lỏ xo có chiều dài tự nhiên lo. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới một quả cân có khối lượng m1 = 100g, lò xo dài 31cm. Treo thêm vào một quả cân nữa có khối lượng m2 =100g, nó dài 32 cm. lấy g = 10m/s2. Tính độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo.
Câu 8 (1 điểm).
Một vật trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng cao 0,8m, dài 2m và g=10m/s2. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, khi xuống đến chân mặt phẳng nghiêng vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát là m=0,2.
a). Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng.
b). Tính thời gian vật trượt trên mặt phẳng ngang cho đến khi dừng lại.