Đề số 3: Đề kiểm tra học kỳ I vật lý lớp 10

Đề số 3: Đề kiểm tra học kỳ I vật lý lớp 10

Đề số 4: đề kiểm tra vật lý lớp 10 học kỳ I

Thời gian làm bài: 45′

CÂU I ( 2 điểm)

  1. Sự rơi tự do là gì? Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do.
  2. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20 m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi chạm đất. Cho g = 10 m/s2.

CÂU II ( 2 điểm)

  1. Thế nào là chuyển động tròn đều. Hãy viết công thức tính chu kỳ theo tốc độ góc và công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc (không yêu cầu chú thích và đơn vị).
  2. Một bánh xe có đường kính 60 cm, quay đều được 10 vòng trong 5 giây. Hãy tìm chu kỳ, tần số, tốc độ góc và tốc độ dài của một điểm trên vành bánh xe.

CÂU III ( 2 điểm)
Môt lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi treo vật nặng m1 = 200 g thì lò xo dãn ra một đoạn 4 cm. Cho g = 10 m/s2.

  1. Tìm độ cứng k của lò xo.
  2. Khi treo thêm vật nặng m2 = 100 g thì lò xo dài bao nhiêu?

CÂU IV ( 2 điểm)
Một ôtô khối lượng 1800 kg, khởi hành không vận tốc đầu chuyển động nhanh dần đều trên đường ngang, sau 20 giây đạt vận tốc 72 km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là m = 0,1. Cho g = 10 m/s2.

  1. Tính gia tốc của xe và quãng đường xe đi được từ lúc khởi hành đến lúc đạt vận tốc 72 km/h.
  2. Tìm lực kéo của động cơ.

CÂU V ( 2 điểm)

  1. Phát biểu và viết công thức của định luật Vạn vật hấp dẫn (không yêu cầu chú thích và đơn vị).
  2. Ở độ cao nào thì gia tốc rơi tự do bằng một phần tư gia tốc rơi tự do trên mặt đất. Cho bán kính Trái đất là 6 400km.
  3. Đề số 3: Đề kiểm tra học kỳ I vật lý lớp 10

    Đề số 3: Đề kiểm tra học kỳ I vật lý lớp 10

I
1. ĐN sự rơi tự do, Đặc điểm:
2. Từ h=12gt2t=2hg=2sh=12gt2⇒t=2hg=2s =>
v = gt = 20 m/s
II
1. * Định nghĩa cđ tròn đều
* Chu kỳ: T=2πωT=2πω
* Liên hệ giữa tốc độ dai và tốc độ góc: v = Rω
2. ω = 10vòng/5s = 10*2π/5 = 4π (rad/s)
T = 2π/ω = 0,5 s
f = 1/T = 2 Hz
v = ωR = ω.d/2 = 120π cm/s
III
a)Tại VTCB k=m1.gΔl0k=m1.gΔl0 = 50N/m
b) l=l0+(m1+m2)gkl=l0+(m1+m2)gk = 0,26m
IV
a)v=v0+atv=v0+at => a=vv0t=2020=1m/s2a=v−v0t=2020=1m/s2
s=12at2=200ms=12at2=200m
b) Chọn chiều dương là chiều chuyển động F – Fms = ma
Đường nằm ngang Fms = mmg = 1800 N
Vậy F = ma + Fms = 3600 N
V
1. Phát biểu và viết công thức của định luật Vạn vật hấp dẫn
2. ggo=R2(R+h)2ggo=R2(R+h)2 = 1/4 =>
h = R =6 400km

Thảo luận cho bài: Đề số 3: Đề kiểm tra học kỳ I vật lý lớp 10