Bài 9: Vấn Đề Phát Triển Nghành Thủy Sản Và Phát Triển Lâm Nghiệp
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Bài 8: Vấn Đề Phát Triển Và Phân Bố Nông Nghiệp
1. Ngành thuỷ sản?
a- Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản.
* Thuận lợi:
– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Nước ta có vùng biển rộng thuộc Biển Đông biển có 2000 loài cá (trong đó có 100 loài có giá trị kinh tế), hơn 100 loài tôm (có 20 loài có giá trị kinh tế), 56loài cua biển,… trữ lượng hải sản 4 triệu tấn -> nguồn lợi hải sản phong phú.
- Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vịnh ,vũng thuận lợi cho XD các cảng cá. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đánh bắt xa bờ và khai thác hợp lý tài nguyên biển khơi.
- Có các ngư trường: 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng- Quảng Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa -Vũng Tàu, Cà mau- Kiên Giang; Quần đảo Trường Sa- Hoàng Sa.
- Nước ta còn có 1.2 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi thuỷ sản bao gồm sông, suối, kênh rạch, ao hồ, ô trũng, bãi triều, đầm phá, các rừng ngập mặn.
– Điều kiện kinh tế xã hội:
- Lao động đông, nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Các phương tiện đánh bắt (tầu, ngư cự ) được trang bị ngày càng tốt hơn. Dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được phát triển.
- Nhu cầu thuỷ sản trong nước, nhu cầu thế giới tăng.
- Chính sách phát triển của Nhà nước như hỗ trợ vốn, phương tiện đánh bắt…
* Khó khăn:
- Bão, gió mùa đông bắc nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành thuỷ sản.
- Phương tiên đánh bắt chậm đổi mới, cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu, chế biến nâng cao thương phẩm còn hạn chế, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thuỷ sản suy giảm…
b- Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
– Về tình hình chung:
Sản lượng thuỷ sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, sản lượng thuỷ sản bình quân trên đầu người 42 kg/năm. Nuôi thuỷ sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
– Khai thác thuỷ sản:
- Sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2005 tăng gấp 2,7 lần năm 1990 trong đó cá biển chiếm tỷ trọng cao.
- Các tỉnh dẫn đầu sản lượng đánh bắt: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tầu, Bình Thuận, Cà Mau (Chiếm 38% sản lượng thuỷ sản khai thác cả nướ)c.
– Nuôi trồng thuỷ sản.
- Quan trọng nhất là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh.
- Kỹ thuật nuôi tôm: quảng canh-> quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh công nghiệp.
- ĐBSCL là vùng nuôi tôm lớn nhất (Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang).
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển: ở ĐBSCL và ĐBSH. Tỉnh An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra và cá Ba sa trong lồng bè trên sông Tiền, sông Hậu.
2. Vai trò, sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp?:
* Vai trò của lâm nghiệp:
- Có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.
- Cung cấp gỗ, lâm sản, các dược liệu quý
- Điều hòa dòng chảy, giữ nước ngầm.
- Điều hòa khí hậu
- Hạn chế xói mòn đất
- Bảo vệ các nguồn gen quý hiếm, môi trường sống của các loài động vật
*Phát triển và phân bổ lâm nghiệp.
Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh( trồng rừng, khoang nuôi và bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.
- Về trồng rừng: Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ , trụ mỏ, thông, nhựa.
- Khai thác, chế biến gỗ lâm sản.
- Mỗi năm, khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.
- Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công
- CN bột giấy được phát triển lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) , liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).
- Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.