Bài 13: Tổ Chức Lãnh Thổ Công Nghiệp

Bài 13: Tổ Chức Lãnh Thổ Công Nghiệp

Mời các bạn tham khảo thêm:

Bài 14: Vấn Đề Phát Triển Và Phân Bố Các Nghành Dịch Vụ

1- Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh tổ công nghiệp.

a- Khái niệm:

Tổ chức lãnh thổ CN là sự  sắp xếp, phối hợp giữa  các quá trình và cơ sở sản xuất CN trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

thanh pho ho chi minh

Tp Hồ Chí Minh – Một trong hai trung tâm Công nghiệp lớn nhất nước ta

b- Đặc điểm của các hình thức TCLTCN

lanh tho cong nghiep

2-Vì sao Hà Nội  và TPHCM là 2 trung tâm CN lớn nhất cả nước?

Vì hai trung tâm này hội tụ rất nhiều  điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp cụ thể:

  • Vị trí địa lý thuận lợi:
    • HN ở trung tâm của ĐBSH là vùng kinh tế năng động, giáp với các vùng giầu nguyên liệu, năng lượng. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,  là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế (HN-HP-QN), có sức  hút mạnh mẽ đối với các vùng lân cận.
    • TPHCM nằm ở trung tâm của ĐNB, vùng kinh tế năng động nhất nước ta, gần với vùng nguyên liệu, năng lượng. Nằm trong vùng KT trọng điểm phía nam, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế (TPHCM- Biên Hoà- Vũng Tàu) Có ưu thế về VTĐL, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất nước ta.
  • Là các đô thị đông dân, nguồn lao động đông đảo, chất lượng nguồn lao động dẫn đầu cả nước.
  • Kết cấu hạ tầng tốt nhất cả nước, đặc biệt là GTVT, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước. HN là dầu mối giao thông quan trọng nhất phía Bắc. TP Hồ Chí Minh là dầu mỗi giao thông quan trọng nhất phía Nam.
  • Được sự  quan tâm của Nhà nước và thu hút nguồn vốn dầu tư nước ngoài lớn.
  • Thị trường tiêu thụ lớn.
  • HN còn có chức năng thủ đô, trung tâm KT, VH, chính trị của cả nước. TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, chinh trị phía Nam.

3- Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ơ ĐNB, ĐBSH và DHMT?

Vì:

  • Đây là những vùng có vị trí địa lý thuận lợi cho PT sản xuất, cho việc xuất, nhập khẩu hàng hoá, máy móc.
  • Có kết cấu hạ tầng, đặc biệt là GTVT, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước.
  • Có nguồn lao động đông đảo, chất lượng cao.
  • Thị trường tiêu thụ lớn ở trong và ngoài nước.
  • Các ngành kinh tế phát triển ở  trình độ cao hơn so với các vùng khác.
  • Có các vùng kinh tế trọng điểm.
  • Các nguyên nhân khác: cơ chế quản lý có nhiều đổi mới, năng động, sự có mặt của 1 số loại tài nguyên…

4-  Vì sao Đông Nam Bộ là vùng có tỷ trọng công nghiệp lớn nhất nước ta?

Vì:

  • Có vị trí thuận lợi: liền kề với ĐBSCL( vùng trọng điểm lương thực ,thực phẩm của cả nước); giáp với Tây Nguyên( vùng nguyên liệu gỗ, lâm sản khác,chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2, giàu tiềm năng thuỷ điện); giáp Duyên hải Nam Trung Bộ (vùng có thuỷ sản lớn); giáp biển thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế biển.
  • Nguồn nhân lực có kĩ thuật đông đảo nhất nước ta, tập trung nhiều nhà doanh nghiệp giỏi của cả nước. Lao động rất năng động , thích ứng nhanh với cơ chế thị trường.
  • Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất nước ta.Có sân bay Tân Sơn Nhất và có cảng biển Sài Gòn là đầu mối giao thông quan trọng của vùng và cả nước.
  • Nguồn nguyên liệu, nhiên liệu dồi dào sẵn có trong vùng (dầu khí ,nguyên liệu cây công nghiệp).
  • Cơ chế chính sách công nghiệp hoá năng động.
  • Nguồn vốn đầu tư nước ngoài  nhiều nhất trong các vùng của cả nước.
  • Tập trung nhiều nhà máy ,xí nghiệp , có TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
  • Tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng.

Thảo luận cho bài: Bài 13: Tổ Chức Lãnh Thổ Công Nghiệp