Bài 8: Vấn Đề Phát Triển Và Phân Bố Nông Nghiệp

Bài 8: Vấn Đề Phát Triển Và Phân Bố Nông Nghiệp

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Bài 7: Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ở Nước Ta

I. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP

1-Cho biết những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới. Chứng minh nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

a. Thuận lợi

– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá theo chiều Bắc- Nam và theo chiều cao của địa hình có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

  • Chế độ nhiệt ẩm dồi dào cho phép trồng trọt quanh năm, xen canh tăng vụ.
  • Sự phân hóa mùa của khí hậu dẫn đến lịch thời vụ khác nhau giữa  các vùng

– Mùa đông lạnh phát triển tập đoàn cây vụ đông ở đồng bằng sông Hồng và các cây trồng vật nuôi cận nhiệt ôn đới trên vùng núi.

– Sự phân hoá của điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng (đồng bằng, miền núi…)

  • Trung du miền núi; Chăn nuôi, phát triển cây công nghiệp
  • Đồng bằng: sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.
nông nghiệp công nghệ cao

Ảnh minh họa: Ngành nông nghiệp Công nghệ cao

b. Khó khăn

  • Tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới
  • Các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra
  • Các dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi

=>Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta đã làm cho việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.

c. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

  • Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
  • Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng,
  • Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
  • Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.

2- Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nền nông nghiệp nhiệt đới (Khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hiện đại).

a- Đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền:

  • Nền nông nghiệp tiểu nông mang tính chất tự cung tự túc.
  • Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.
  • Còn rất phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ của nước ta.
  • Phần lớn nông dân nghèo, thiếu vốn, ít có điều kiện tiếp thu công nghệ tiên tiến

b- Đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hoá.

  • Mục đích không chỉ tạo ra nền nông sản, mà quan trọng hơn là tạo ra nhiều lợi nhuận.
  • Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hoá, đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá, sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
  • Nền nông nghiệp hàng hoá ngày càng phát triển, đặc biệt ở những nơi có điều kiện thuận lợi như các vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần các trục giao thông, các thành phố lớn.

II. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1. Vấn đề sản xuất lương thực?

* Vai trò :

  • Đảm bảo lương thực cho trên 90 triệu dân.
  • Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
  • Là nguồn hàng cho xuất khẩu.
  • Đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.

* Điều kiện.

– Điều kiện tự nhiên.

  • Đất trồng: Diện tích cây lương thực năm 2005 là 8.7 triệu ha tập trung ở ĐBSH, ĐBSCL, ĐBDH khả năng mở rộng diện tích còn lớn.
  • Khí hậu nhiệt đới ẩm – gió mùa.
  • Nguồn nước: dồi dào tạo điều kiện Cho XD mạng lưới thuỷ lợi, đảm bảo tưới, tiêu cho cây lương thực.

– Điều kiện kinh tế, xã hội:

  • Do nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn, lao động có kinh nghiệm thâm canh cao.
  • Cơ sở vật chất KT: đã có nhiều công trình thuỷ lợi,cung cấp phân bón, nghiên cứu giống có năng suất cao.
  • Đường lối chính sách: Coi nông nghiệp là mặt trận hàng dầu cùng những chính sách khuyến nông (khoán 10, luật ruộng đất mới…)
  • Thị trường: Thị trường trong nước, quốc tế mở rộng.

– Tuy nhiên thiên tai (bão lụt, hạn hán…) và sâu bệnh vẫn thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực

* Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta:

  • Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh 5.6 triệu ha (1980) lên 7.3 triệu ha (2005).
  • Năng suất tăng mạnh: 21 tạ/ha (1998)-> 49 tạ/ha.
  • Sản lượng lúa cũng tăng mạnh: 11.6 triệu tấn (1990) -> hiện nay trên 36 triệu tấn .
  • Bình quân lương thực của nước ta cao 470kg/năm
  • Từ một nước sản xuất lương thực không đảm bảo đủ ăn đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu, lượng XK  mức 3-4 triệu tấn/năm.
  • ĐBSCL là vùng SX lương thực số 1 còn ĐBSH là số 2.

2. Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hoá nông nghiệp?

Vì:

  • Cung cấp lương thực cho nhân dân nhằm đảm bảo sự sống, tồn tại, phát triển của xã hội.
  • Khi đảm bảo lương thực, sẽ chuyển dần diện tích trồng lương thực sang trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cây khác.
  • Tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngiệp.

3. Vấn đề sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả?

* Vai trò:

  • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • Cung cấp các mặt hàng cho xuất khẩu. Hiện nay Việt Nam là nước đứng hàng đầu xuất khẩu. Cà phê, hồ tiêu, điều…
  • Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và lao đông trên phạm vi cả nước.
  • Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở những vùng còn nhiều  khó khăn.

* Điều kiện thuận lợi để phát triển cây CN:

  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn tạo điều kiện phát triển cây công nghiệp nhiệt đới, sản xuất thâm canh tăng dịch vụ, xem canh.
  • Nước ta có nhiều loại đất thích hợp: feralít ở miền núi,  và đát phù sa, đất cát pha…
  • Sự phân hoá của địa hình, đất trồng, khí hậu thuận lợi để đa dạng hoá cơ cấu cây trồng.
  • Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghệim.
  • Mạng lưới công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.
  • Nhu cầu thị trường còn lớn.
  • Luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm

Tuy nhiên có những khó khăn: Thị trường biến động, sản phẩm cây CN nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường khó tính.

* Hiện trạng, phân bố.

– Hiện trạng:

  • Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây nguồn gốc cận nhiệt.
  • Tổng số diện tích gieo trồng cây công nghiệp phát triển, diện tích cây công nghiệp lâu năm  tăng nhanh hơn diện tích cây công nghiệp hàng năm.

– Phân bố các cây CN lâu năm chủ yếu:

  • Cà phê : TN, ĐNB, BTB, cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.
  • Cao su: ĐNB, TN, một số tỉnh DHMT.
  • Hồ tiêu: TN, ĐNB, DHMT
  • Điều: ĐNB.
  • Dừa: ĐBSCL
  • Chè:TDMNPB.
  • Lạc: Các ĐB Thanh Nghệ Tĩnh, ĐNB, Đắk Lắk.
  • Đậu tương: TDMNBB, Đắk Lắk, Đồng Tháp..
  • Đay: ĐBSH.
  • Cói: Ven biển Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá.

– Cây ăn quả:

  • Vùng cây ăn quả lớn nhất là ĐBSCL, và ĐNB.
  • Những cây ăn quả được trồng tập trung là chuối, cam, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dứa.

4. Chứng minh rằng việc thúc đẩy sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta?

a. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây CN và cây ăn quả .

  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn tạo điều kiện phát triển cây công nghiệp nhiệt đới, sản xuất thâm canh tăng dịch vụ, xem canh.
  • Nước ta có nhiều loại đất thích hợp: feralít ở miền núi,  và đát phù sa, đất cát pha…
  • Sự phân hoá của địa hình, đất trồng, khí hậu thuận lợi để đa dạng hoá cơ cấu cây trồng.
  • Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghệim.
  • Mạng lưới công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.
  • Nhu cầu thị trường còn lớn.
  • Luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm

b. Nước ta đã phát huy được thế mạnh.

  • Cả nước đã hình thành được vùng chuyên canh cây CN (Cà phê, hồ tiêu, cao su, điều). Các vùng cây ăn quả  được phát triển mạnh.
  • Ngoài cây CN nhiệt đới, nước ta còn trồng cây CN cận nhiệt đới (Chè, hồi,…)

c. Việc phát triển cây CN và cây ăn quả đem lại nhiềy ý nghĩa to lớn .

  • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • Cung cấp các mặt hàng cho xuất khẩu. Hiện nay Việt Nam là nước đứng hàng đầu xuất khẩu. Cà phê, hồ tiêu, điều…
  • Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và lao đông trên phạm vi cả nước.
  • Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở những vùng còn nhiều  khó khăn.

5. Ngành chăn nuôi?

* Tình hình chung:

  • Tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước tăng khá vững chắc.
  • Xu hướng nổi bật là ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên SX hàng hoá, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
  • Các sản phẩm không giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá tị sản xuất của ngành chăn nuôi.

* Điều kiện của ngành chăn nuôi

  • Cơ sở thức ăn đảm bảo tốt hơn: được lấy từ hoa màu, đồng cỏ, phụ phẩm thủy sản, thức ăn chế biến..
  • Các dịch vụ giống, thú y nhiều tiến bộ..

Tuy nhiên vẫn có hạn chế: giống năng suất chưa cao, dịch bệnh đe dọa, hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và ổn định.

*Lợn và gia cầm:

  • Nguồn cung cấp thịt chủ yếu.
  • Đàn lợn hơn 27 triệu con (2005) cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại, chăn nuôi gia cầm tăng mạnh 220 triệu con (2005).
  • Chăn  nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất  ĐBSH và ĐBSCL.
  • Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.
  • Trâu ổn định 2.9 triệu con – TDMNPB , BTB
  • Bò có xu hướng tăng mạnh 5.5 triệu con (2005)- BTB, DHNTB, Tây Nguyên     Chăn nuôi bò sữa phát triển khá mạnh ở ven TPHCM, Hà Nội..
  • Chăn nuôi dê, cừu cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây 540 nghìn con (2000) -> 1314 nghìn con (2005).

Thảo luận cho bài: Bài 8: Vấn Đề Phát Triển Và Phân Bố Nông Nghiệp