Bài 21: Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bài 21: Đồng Bằng Sông Cửu Long

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Bài 20: Vấn Đề Khai Thác Lãnh Thổ Theo Chiều Sâu Ở Đông Nam Bộ

1- Thế mạnh và hạn chế của ĐBSCL:

ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh và TP : Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, với diện tích là 40 nghìn km2, dân số 17,4 triệu người (năm 2006).

dongbangscl

a- Thế mạnh:

  • Là ĐB châu thổ lớn nhất ở nước ta.
  • Đất đai màu mỡ, chủ yếu là đất phù sa thích hợp với việc canh tác lúa. Đất phù sa ngọt chiếm 1.2 triệu ha (30% diện tích của ĐB). Phân bố dọc Sông Tiền, Sông Hậu là loại đất tốt nhất, thuận tiện cho trồng lúa, cây ăn quả…
  • Khí hậu: có tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao, ổn định, mưa lớn tập trung vào mùa mưa.
  • Mạng lưới sông, kênh dày đặc tạo điều kiện cho sản xuất, giao thông, sinh hoạt.
  • Thảm thực vật: có rừng ngập mặn, rừng tràm. Động vật có giá trị hơn cả là cá và chim.
  • Tài nguyên biển phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và nửa triệu ha mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản.
  • Khoáng sản: chủ yếu có đá vôi và than bùn.

b- Hạn chế:

  • Mùa khô kéo dài từ tháng 12-4 năm sau dẫn đến thiếu nước làm tăng độ phèn, độ mặn trong đất.
  • Diện tích đất phèn, đất mặn (60% diện tích ĐB).
  • Tài nguyên, khoáng sản hạn chế.

2- Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL?

* Vì những lý do sau đây:

  • ĐB có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước.
  • Lịch sử khai thác trên 300 năm, chưa bị con người can thiệp sớm như ĐBSH. Việc sử dụng, cải tạo tự nhiên ở đây là một vấn đề hết sức cấp bách nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nước.
  • Giải quyết vấn đề LTTP cho đất nước và cho xuất khẩu.
  • Tiền năng to lớn như đất đai màu mỡ, khí hậu cận xích đạo, nguồn nước phong phú, sinh vật dồi dào…
  •  Hạn chế và khắc phục những khó khăn về mặt tự nhiên của vùng:
  • Mới ở giai đoạn đầu của quá trình CNH.

3- Biện pháp sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên của ĐBSCL.

  • Nước ngọt là một vấn đề hàng đầu vào mùa khô ở ĐBSCL (để rửa phèn, rửa mặn, thuỷ lợi).
  • Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
  • Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, kết hợp nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
  • Ở vùng biển: Kết hợp mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
  • Trong đời sống cần sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau vơi sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.

4- Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào?

a- Tập trung giải quyết những vấn đề hạn chế chính của vùng về mặt tự nhiên.

  • Diện tích đất phèn, đất mặn lớn.
  • Nhiều vùng trũng ngập nước quanh năm.
  • Mùa khô kéo dài làm tăng độ phèn, độ mặn trong đất.
  • Diện tích ngập lũ, cường độ lũ có xu hướng tăng gây thiệt hại cho nhiều tỉnh.
  • Sự xuống cấp của TNTN, môi trường do khai thác quá mức của con người và hậu quả chiến tranh.
  • Rừng ngập mặn huỷ hoại nhiều, khai thác quá mức nuôi tôm xuất khẩu. Cần phải bảo vệ rừng ngập mặn.

b- Giải quyết các vấn đề ở các vùng sinh thái đặc thù:

  • Vùng thượng châu thổ:  Ngập sâu trong mùa lũ, bốc phèn và thiếu nước tưới trong mùa khô. Cần phải tích cực làm thuỷ lợi, phát triển cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông vượt lũ…
  • Vùng đất phù sa ngọt: Nông nghiệp thâm canh cao, tập trung công nghiệp ở các đô thị, cơ sở hạ tầng phát triển.
  • Vùng hạ châu thổ: Cần làm thuỷ lợi để rửa mặn, phát triển hệ thống canh tác thích hợp.

5- Vì sao ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của nước ta?

  • Đất đai màu mỡ, chủ yếu là đất phù sa, trong đó quan trọng nhất là đất phù sa ngọt chiếm 30% diện tích.
  • Có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ và độ ẩm lớn giúp cây lúa sinh trưởng  và phát triển tốt.
  • Có nguồn nước dồi dào, bao gồm mạng lưới sông, kênh dày đặc thuận lợi cho thau chua rửa mặn, cung cấp nước cho lúa phát triển.
  • Nguồn lao động dồi dào, năng động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, sản xuất hàng hoá.
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật: bao gồm dịch vụ giống đầy đủ, cơ giới hoá, công nghiệp chế biến ngày càng phát triển…
  • Thị trường mở rộng bao gồm thị trường trong nước và ngoài nước.
  • Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư…

6- Vì sao ĐBSCL trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước ta?

  • Vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất bao gồm: cả thuỷ sản nước ngọt, lợ, mặn.
  • Diện tích rừng ngập mặn lớn có thể kết hợp  nuôi thuỷ sản.
  • Đối tượng nuôi trồng rất đa sạng: tôm, cá…
  • Đây là vùng có truyền thống nuôi trồng thuỷ sản từ lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm, năng động trong cơ chế thị trường.
  • Hàng năm khi mùa lũ tràn về mang theo một lượng lớn thức ăn, tạo thuận lợi cho nuôi trồng phát triển…
  • Các dịch vụ nuôi trồng như: dịch vụ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh đều phát triển.
  • Nhu cầu lớn của thị trường trong nước và quốc tế.
  • Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển mạnh.
  • Chính sách khuyến ngư và đẩy mạnh xuất khẩu.

Thảo luận cho bài: Bài 21: Đồng Bằng Sông Cửu Long