Bài 18: Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội Ở Duyên Hải Nam Trung Bộ

Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội Ở Duyên Hải Nam Trung Bộ

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Bài 17: Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Ở Bắc Trung Bộ

1- Khái quát chung

  • Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh và thành phố : Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên , Khánh Hoà, Ninh thuận, Bình Thuận.
  • Diện tích 44,4 nghìn Km2, số dân 8,9 triệu người (2006)
  • Vị trí:
    • Bắc giáp BTB
    • Tây giáp Lào và Tây Nguyên
    • Nam giáp ĐNB
    • Đông là Biển Đông

=> Vị trí thuân lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các vùng trong nước, với nước Lào, phát triển kinh tế biển, PT kinh tế theo hướng mở.

Namtrungbo

2- Phát triển tổng hợp  kinh tế biển:

a- Nghề cá:

* Điều kiện

  • Biển nhiều tôm, cá và các hải sản tập trung thành các bãi tôm, bãi cá, ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, Ninh thuận, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu -> thuân lợi cho hoạt động đánh bắt
  • Bờ biển nhiều vũng, vịnh, đầm phá, cửa sông… thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản,

* Hiện trạng( tình hình phát triển )

  • Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, năm 2005 đã vượt 624 nghìn tấn đến năm 2009 là 720 nghìn tấn trong đó cá biển chiếm hơn 70% .Cá có nhiều loại giá trị như cá thu, cá ngừ, các trích…
  • Nuôi tôm hùm, tôm sú đang phát triển ở nhiều tỉnh nhất là Phú Yên, Khánh Hoà.
  • Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú, trong đó nước mắm Phan Thiết là ngon nổi tiếng.
  • Tương lai ngành thủy sản  ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết  thực phẩm và phục vụ xuất khẩu
  • Khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường biển có ý nghĩa rất cấp bách.

b- Du lịch biển.

  • Có nhiều bãi biển  nổi tiếng như: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định) Nha Trang (Khánh Hoà)
  • Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác nhau đang phát triển. Các TT du lịch quan trọng là: Nha Trang, Đà Nẵng…

c- Dịch vụ hàng hải

  • Có nhiều địa điểm thuận lợi  để XD cảng nước sâu nhất ở nước ta.
  • Có một số cảng tổng hợp lớn do TW quản lý. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, đang XD cảng nước sâu  Dung Quất, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.

d- Khai thác KS ở thềm lục địa và sản xuất muối.

  • Hiện nay, đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).
  • Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi, các vùng SX muối nổi tiếng như Cà Ná, Sa Huỳnh.

3- Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này?

* Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được tập trung giải quyết theo cách sau:

  • Tăng cường khai thác lợi thế về diện tích đất NN thuộc các ĐB ven biển như ĐB Nam – Ngãi- Định đồng bằng Phú – Khánh, đồng bằng Ninh Thuận, Bình Thuận để phát triển cây lương thực (lúa); và các cây CN ngắn ngày, câu rau đậu.
  • Đẩy mạnh chăn nuôi  vùng đồi núi phía tây với các loại gia súc, gia cầm chịu được thời tiết khắc nghiệt như bò, dê, cừu…
  • PT đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản ven biển, tăng cường thực phẩm, nâng cao  hiệu quả kinh tế hộ nông thôn.

* Khả năng giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm tại chỗ của vùng là rất lớn. Vấn đề lương thực, thực phẩm của vùng hoàn thành có thể giải quyết nhất là trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá như hiện nay ở nước ta.

4- Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng?

a. Phát triển công nghiệp.

* Điều kiện:

  • Khoáng sản chủ yếu là VLXD, mỏ cát làm thuỷ tinh ở Khánh Hoà, vàng Bồng Miêu (Quảng Nam) dầu khí đã được khai thác trên thềm lục địa cực  Nam Trung bộ.
  • Tiềm năng thuỷ điện có thể XD các nhà máy thuỷ điện công suất vừa và nhỏ,
  • Nguồn nguyên liệu từ lâm sản thuỷ sản là cơ sở cho ngành công nghiệp chế biến trong vùng PT.

*Hiện trạng PT và phân bố CN trong vùng.

  • DHNTB đã hình thành được chuỗi các trung tâm CN: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.
  • CN chủ yếu  là cơ khí, chế biến nông – lâm, thuỷ sản và SX hàng tiêu dùng.
  • Vấn đề năng lượng được giải quyết theo hướng sử dụng điện lực quốc gia qua đường dây cao áp 500kv, XD một số nhà máy thuỷ điện quy môn trung bình.
  • Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã hình thành và khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất được XD sẽ tạo bước chuyển biến cho sự phát triển kinh tế của vùng trong thập kỉ tới.

c. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

– Ý nghĩa:

  • Cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.
  • Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế với các vùng khác trong nước và trên quốc tế.
  • Phát triển các tuyến giao thông đường bộ (đặc biệt khu vực phía tây). Giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự   phát triển kinh tế khu vực phía tây, tạo ra sự phân công theo lãnh thổ hoàn chỉnh hơn.
  • Cho phép khai thác  các thế mạnh nổi bật về kinh tế biển, phát triển cảng nước sâu, tạo thế mở của nền kinh tế và tạo địa bàn thu hút đầu tư, hình thành các khu CN tập trung, khu chế xuất và khu kinh tế mở .

– Hiện trạng:

  • Nâng cấp quốc lộ 1và đường sắt Bắc -Nam
  • Khôi phục, hiện đại sân bay quốc tế Đà nẵng, sân bay nội địa như Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh, Tuy Hoà.
  • Các dự án PT các tuyến đường ngang nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu.

Thảo luận cho bài: Bài 18: Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội Ở Duyên Hải Nam Trung Bộ