Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp)
IV. Tình hình phát triển kinh tế
Vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước
1. Công nghiệp
- Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất CN đa dạng, bao gồm các ngành như: Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao… Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
- Trung tâm công nghiệp :TP’ HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu ( TP’ HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng )
2. Nông nghiệp
- Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước
- Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều lạc, mía đường, đậu tương thuốc lá, cây ăn quả(sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữ..) .
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển
- Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn.
3. Dịch vụ
- Khu vực dịch vụ rất đa dạng.
- TP’ HCM, là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ ,của cả nước.
- Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài.
- TP’ HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.
V. Các trung tâm kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ:
– TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- TP. Hồ Chí Minh: trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.
- TP. Biên Hoà: trung tâm công nghiệp, dịch vụ.
- TP Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch.
- Thủ Dầu Một ( Bình Dương )
– Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, BR-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.