Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (phần 1)

Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

Bài 27: Thực hành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Nông nghiệp :

  • Chăn nuôi bò , khai thác và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của vùng( 27,4% giá trị khai thác thủy sản cả nước)
  • Nghề làm muối và chế biến thủy sản khá phát triển .
  • Khó khăn: quỹ đất nông nghiệp hạn chế . Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước.

2. Công nghiệp :

  • Cơ cấu đa dạng
  • Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm khá phát triển ở Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang.

3. Dịch vụ :

  • Dịch vụ vận tải tập trung ở các thành phố, thị xã ven biển như Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha trang
  • Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng ( các bãi tắm, phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn)
Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung :

– Các trung tâm kinh tế : Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang.

* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung :

– Gồm 5 tỉnh, thành.

– Có vai trò chuyển dịch cơ cấu KT ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây nguyên .


TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 99 SGK Địa lý 9) Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào. Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững:

+ Ngư nghiệp:

  • Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 (gần 1/5 sản lượng của cả nước).
  • Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.
  • Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.
  • Đã tạo ra nhiều mặt hàng (đông-lạnh hoặc sấy khô) xuất khẩu: cá, tôm, mực …Phan Thiết, Nha Trang là hai địa phương nổi tiếng về nước mắm.

+ Du lịch:

  • Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
  • Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.
  • Các điểm du lịch: Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) đang thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước

+ Dịch vụ hàng hải:

  • Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
  • Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.

+ Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:

  • Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định).
  • Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).

? (trang 99 SGK Địa lý 9) Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

  • Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
  • Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
  • Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

  • Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

Thảo luận cho bài: Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)