Tiết 31 : Vùng Tây Nguyên (tiếp)
Xem thêm:
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Nông nghiệp
Giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế vùng.
a. Trồng trọt:
- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
- Cây công nghiệp lâu năm phát triển khá nhanh với cây cà phê, cao su, chè, điều.
- Trồng hoa quả ôn đới.
b. Chăn nuôi:
Gia súc lớn (trâu, bò đàn, bò sữa)
c. Lâm nghiệp:
- Phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng mới và giao khoán bảo vệ rừng.
- Nông và lâm nghiệp đang chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu và thị trường trong nước.
MR:
- Đăk Lăk diện tích đất bazan lớn, trồng nhiều cà phê xuất khẩu qui mô lớn.
- Lâm Đồng có địa hình cao, khí hậu vùng núi có thế mạnh trồng chè, rau hoa quả ôn đới theo qui mô lớn. Hai tỉnh đều phát triển du lịch.
2. Công nghiệp
- Công nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang chuyển biến tích cực .
- Các ngành thủy điện,chế biến nông sản , lâm sản phát triển nhanh .
3. Dịch vụ :
- Là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ hai cả nước
- Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Ngoài cà phê còn có hàng nông sản như hoa, rau quả Đà Lạt.
- Du lịch sinh thái và du lịch văn hóa phát triển, nổi tiếng là TP.Đà Lạt .
4. Các trung tâm kinh tế:
– Thành phố Plây-Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt là 3 trung tâm kinh tế trong vùng.
- Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp.
- Đà Lạt: trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Plây Ku: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, là trung tâm thương mại, du lịch.
– Những quốc lộ nối các thành phố này với TP.Hồ Chí Minh và các cảng biển của duyên hải Nam Trung Bộ: đường QL 24,19, 25, 26, 20.