Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ

  • Vùng Bắc Trung Bộ (BTB) là một trong 7 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Vùng này gồm 6 tỉnh( Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ).
  • Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang(  hẹp ngang ở Quảng Bình chưa đầy 50 km và kéo dài theo hướng TB-ĐN)
  • Diện tích: 51.513 km2
  • Dân số: >10,3 triệu người (2004)

– Ý nghĩa:

  • Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam.
  • Cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên  thiên nhiên :

– Đặc điểm: Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành sơn, từ phía đông sang phía tây dãy Trường Sơn.

  • Tài nguyên khoáng sản, rừng ở Bắc Hoành Sơn nhiều hơn Nam Hoành Sơn.
  • Địa hình:  núi, gò đồi phía Tây, đồng bằng ven biển phía đông.

– Khí hậu: mùa hạ có bão, mùa đông có mưa lớn.

– Thuận lợi: có nhiều tài nguyên quan trọng như rừng, khoáng sản, du lịch, biển( Cố Đô Huế, Phong Nha- Kẻ Bàng, các bãi tắm…

– Khó khăn:Thiên tai thường xảy ra như bão,hạn, lũ quét, gió nóng TN, cát bay.

* Liên hệ thực tế: Bão miền Trung….

Hỏi: Biện pháp khắc phục những khó khăn do thiên tai gây ra? ( trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, xd hồ chứa nước, triển khai rộng cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp)

  • Phân tích hình 23.3 : công trình thuỷ lợi ở Hưng Lợi  (Nghệ An) . Nêu tác dụng?
  • Gợi ý: Việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống các dân tộc ở miền núi phía Tây có ý nghĩa quan trọng góp phần giảm thiểu tác hại thiên tai cho vùng đồng bằng DH phía đông.

III. Đặc điểm dân cư , xã hội

– Đặc điểm: là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.

– Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế khác biệt giữa Đông và Tây( dẫn chứng bảng 23.1)

– Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên.

– Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

– Quan sát bảng 23.1  hãy cho biết sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của Bắc Trung Bộ ?

– Dựa vào bảng 23.2  hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước ?

– Chỉ tiêu nào cao hơn, thấp hơn so với cả nước? Kết luận trình độ phát triển KT-XH của vùng?

– Đời sống người dân nơi đây như thế nào?- Lấy các ví dụ chứng minh rằng dân vùng Bắc Trung Bộ cần cù lao động , hiếu học dũng cảm, giàu kinh nghiệm đấu tranh chống ngoại xâm và thiên tai (Bác Hồ)

– Kể tên 1 số dự án quan trọng tạo cơ hội để vùng phát triển KT –XH?( xd đường HCM, hầm đường bộ qua  đèo Hải Vân,xd các khu KT mở trên biên giới Việt –Lào…) sẽ mở ra nhiều triển vọng phát triển cho vùng, từng bước thu hẹp khoảng cách khó khăn cải thiện đời sống các dân tộc.

Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Nông nghiệp

  • Vùng Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp
  • Lúa: Đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh .
  • Trồng rừng, cây công nghiệp,chăn nuôi gia súc: đồi phía tây ( Ý nghĩa của việc trồng rừng là hạn chế nạn cát lấn, cát bay, hạn chế tác hại của gió phơn tây nam và bão lũ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái )
  • Nuôi trồng đánh bắt thủy sản: ven biển phía  đông .
  • Thành tựu: Nhờ việc đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất mà dải đồng bằng ven biển trở thành nơi sản xuất lúa chủ yếu.
  • Cây công nghiệp hàng năm được trồng với diện tích khá lớn.

2. Công nghiệp

  • Giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ tăng liên tục.
  • Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng phát triển
  • Công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí nông cụ, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ phát triển ở nhiều địa phương.

3. Dịch vụ

  • Hệ thống giao thông vận tải có ư nghĩa kinh tế và quốc phòng đối với toàn vùng và cả nước
  • Có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch
  • Bắc Trung Bộ có thế mạnh về dịch vụ sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hoá-lịch sử

4. Các trung tâm kinh tế

  • Thanh Hoá, Vinh, Huế là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ.
  • Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ

Thảo luận cho bài: Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ