Bài 31: Vấn Đề Phát Triển Thương Mại Và Du Lịch
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Bài 30: Vấn Đề Phát Triển Nghành Giao Thông Vận Tải Và Thông Tin Liên Lạc
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức.
- Hiểu đựơc khái niệm du lịch, phân loại và phân tích được các loại tài nguyên du lịch của nước ta.
- Nắm vững tình hình phát triển du lịch và các trung tâm du lịch chính của nước ta.
- Biết được sự cần thiết phải phát triển du lịch bền vững.
2. Kỹ năng.
- Xác định trên bản đồ các loại tài nguyên du lịch, trung tâm du lịch lớn của nước ta.
- Phân tích số liệu, biểu đồ và xây dựng biểu đồ liên quan tới sự phát triển du lịch của nước ta.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Thương mại.
a) Nội thương:
* Tình hình phát triển:
- HĐ trao đổi hàng hoá ở nước ta diễn ra từ rất lâu.
- Phát triển vượt bậc từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới.
* Cơ cấu theo thành phần kinh tế:
- Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
- Có sự chuyển biến tích cực theo nền kinh tế thị trường:
- Khu vực nhà nước giảm.
- Khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
* Phân bố:
- Không đều
- Tập trung ở các khu vực kinh tế phát triển
- Các trung tâm buôn bán lớn nhất cả nước : Hà Nội, TPHCM.
b) Ngoại thương:
* Tình hình: Hoạt động ngoại thương có sự chuyển biến rõ rệt:
- Về cơ cấu:
- Trước đổi mới nước ta la một nước nhập siêu năm 1992, cán cân xuất nhập khẩu tiến tới sự cân đối
- Từ 1993 đến nay nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác trước đổi mới
- Thị trường mở rộng theo dạng đa phương hoá, đa dạng hoá.
- Cơ chế quản lý có nhiều đổi mới.
- VN trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO.
* Xuất khẩu:
- Có những vượt trội về quy mô, cơ cấu và thị trường.
- Quy mô/kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng
- Mặt hàng XK:
- Tăng cả về số loại , số lượng và cơ cấu. Hàng Xk chủ yếu là ks, NN và tiểu thủ công nghiệp, nông sản, thuỷ sản.
- Tuy nhiên tỉ trọng hàng gia công lớn, giá thành sản phẩm còn cao và phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại nhập
- Thị trường mở rộng: lớn nhất là Mỹ, sau đó là Nhật bản rồi Trung quốc.
* Nhập khẩu:
- Kim ngạch nhập khẩu tăng lên mạnh hơn XK.
- Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất, còn lại là hàng tiêu dùng.
- Thị trương chủ yếu là châu Á Thái Bình Dưong và châu Âu.
2 Du lịch.
a) Tài nguyên du lịch
* Khái niệm(SGK)
* Phân loại
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Địa hình: có 5- 6 vạn km địa hình caxtơ với 200 hang động đẹp: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha (được UNESCO công nhận là di sản thiên nhien thế giới làn lượt vào năm 1994 và 2003), Bích Động…Ven bển có 125 bãi biển, nhiều bãi biển dài và đẹp. Các đảo ven bờ có khả năng phát triển DL.
- Khí hậu: Tương đối TL phát triển DL
- Nguồn nước: các hồ tự nhiên, sông ngòi chằng chịt ở vùng sông nước ĐBSCL, các thác nước. Nguồn nước khoáng tự nhiên có giá trị đặc biệt đối với phát triển du lịch.
- Sinh vật: nước ta có 28 VQG, 44 khu bảo tồn thiên nhiên, 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường là cơ sở phát triển du lịch sinh thái.
* Tài nguyên du lịch nhân văn:
- Nước ta có 5 di sản vật thể được UNESCO công nhận là: Cố đô Huế (12-1993), Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (đều đựơc công nhận và 12-1999).
- Các lễ hội văn hoá của dân tọc đa dạng: lễ hội chùa Hương… trong đó nước ta đã đựơc UNESCO công nhận Nhã nhạc cung đình Huế và Kồng chiêng Tây Nguyên là di sản phi vật thể.
- Các làng nghề truyền thông….
b) Tình hình phát triển và phân bố du lịch theo lãnh thổ
* Tình hình phát triển
- Ngành du lịch nước ta ra đời năm 1960 khi Cty du Việt Nam thành lập 7-1960. Tuy nhiên địa lí nước ta mới phát triển mạnh từ 1990 đến nay.
- Số lượt khách du lịch và doanh thu ngày càng tăng nhanh, đến 2004 có 2,93 triệu lượt khách quốc tế và 14,5 triệu lượt khách nội địa, thu nhập 26.000 tỉ đồng.
c) Sự phân hoá theo lãnh thổ
- Cả nước hình thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ (29 tỉnh-thành), Bắc Trung Bộ (6 tỉnh), Nam Trung Bộ và Nam Bộ (29 tỉnh – thành).
- Tam giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, TPHCM – Nha Trang – Đà Lạt
- Tuyến du lịch di sản Miền Trung
- Các trung tâm du lịch: Hà Nội, TPHCM, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Đà Lạt, Cần Thơ, Vũng Tàu, Nha Trang…
d) Phát triển du lịch bền vững
- Bền vững về kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường.
- Các giải pháp: tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, tôn tạo, bảo vệ tài nguyên – môi trường, quảng bá du lịch, đào tạo…