Bài 3: Dàn bài nghị luận về một vấn đề xã hội

Bài 3: Dàn bài nghị luận về một vấn đề xã hội

Mời mọi người tham khảo thêm tài liệu:

Bài 4: Kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm văn học

4. Dàn bài nghị luận về một vấn đề xã hội

4.1  Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

a) Mở bài
– Giới thiệu vấn đề được đưa ra nghị luận.
– Nêu luận đề: dẫn nguyên văn tư tưởng đạo lí hoặc nội dung bao trùm của vấn đề.
– Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.


b) Thân bài
– Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này).
– Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có).
– Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động.
– Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu).
c) Kết bài
Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận.
* Lưu ý:
– Muốn làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trước hết hãy tìm hiểu sâu về tư tưởng, đạo lí được đem ra bàn bạc.
– Tìm hiểu tư tưởng, đạo lí bằng cách phân tích, giải thích theo từng ý, từng vế của vấn đề được nêu.
– Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó.
Nêu các luận cứ và phân tích các luận cứ để khẳng định nhận định, đánh giá của mình.

 

Bài 3: Dàn bài nghị luận về một vấn đề xã hội

Bài 3: Dàn bài nghị luận về một vấn đề xã hội

4.2. Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống

a) Cách viết mở bài
– Phần mở bài của một bài nghị luận hiện tượng đời sống phải thể hiện được định hướng đánh giá và bàn luận đó thông qua những câu hỏi, hoặc những câu có tác dụng gợi suy nghĩ, trăn trở trong người đọc (người nghe).
b) Cách viết thân bài

Nêu rõ hiện tượng.

 –Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.

-Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.

– Khi nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình, người bình luận có thể đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và phê phán phía mà mình chắc chắn là sai. Người bình luận cũng có thể kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự hợp lí, công bằng. Và cũng không loại trừ khả năng người bình luận đưa ra một cách đánh giá khác biệt của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.
Việc lựa chọn cách làm nào trong cách kể trên cũng hoàn toàn chỉ xuất phát từ một và chỉ một cơ sở duy nhất – cơ sở chân lí. Và sau khi đã lựa chọn được một cách thức phù hợp với chân lí (lẽ phải) rồi thì nhiệm vụ của người bình luận là thuyết phục người nghe (người đọc) đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình, như chính mình đã từng có niềm tin như thế.
Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người làm văn có thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá, cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của người đang lắng nghe mình bình luận. Sự bàn luận còn có thể đạt tới tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao hơn nếu người bình luận có thể mở ra những ý nghĩa sâu rộng, sâu sắc và bất ngờ nữa từ hiện tượng đời sống mà mình đang bình luận.
c)Cách viết kết bài
– Phần kết bài phải đóng được bài văn lại bằng một khẳng định chắc chắn, không thể nào bác bỏ.
– ở một bài nghị luận hay, phần kết không chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là chốt lại bài văn. Một phần kết chỉ thật hay khi nó còn mở ra được một phạm vi rộng lớn hơn cho những suy ngẫm, những điều cần bàn luận tiếp.

Bài 3: Dàn bài nghị luận về một vấn đề xã hội

Thảo luận cho bài: Bài 3: Dàn bài nghị luận về một vấn đề xã hội