Bài 10: Luyện tập trau dồi vốn từ

Bài 10: Luyện tập trau dồi vốn từ

Mời mọi người tham khảo thêm tài liệu:

Bài 11: Ôn tập văn bản nhật dụng

I. KĨ NĂNG RÈN LUYỆN TRAU DỒI VỐN TỪ

1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.

– Một từ có thể nhiều nghĩa, ngược lại một khái niệm có thể được biểu hiện bằng nhiều từ.

– Vì vậy cần phải có ý thức nắm được nghĩa của từ và sắc thái ý nghĩa của từ trong từng trường hợp thì mới có thể dùng từ một cách chính xác.

2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ.

– Gặp từ ngữ khó không hiểu thì ta phải nhờ họ giải thích để hiểu biết và nắm chắc được nghĩa của từ.

– Khi xem sách vở, báo chí nếu gặp từ ngữ nào mình không hiểu nghĩa thì phải tra từ điển hoặc hỏi những người tin cậy để nắm được nghĩa của từ đó để hiểu được nội dung của văn bản.

– Những từ mới cần ghi chép cẩn thận…

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Tìm nghĩa của các từ: đánh, chín , gánh, nắm trong các trường hợp sau:

– đánh cho mấy đòn, đánh đuổi giặc, đánh đàn,  đánh cờ, đánh chuối để trồng, đánh hàng ra chợ.

– quả cây đã chín, cơm canh đã chín, vá chín săm xe, ngượng chín mặt.

– gánh lấy thất bại, gánh lúa về nhà.

Bài 10: Luyện tập trau dồi vốn từ

Bài 10: Luyện tập trau dồi vốn từ

– nắm tay lại để đấm, nắm vắt xôi, nắm chính quyền, nắm kiến thức.

Bài tập 2: Phát hiện lỗi dùng từ sau và chữa lại cho đúng:

a. Anh em công nhân đã nhận đầy đủ tiền bù lao của mấy ngày làm thêm ca.

b. Ba tiếng kẻng dóng lên một hồi dài.

c. Một kĩ sư người Nga là cha ruột của súng AK.

d. Trong chiến tranh, nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị tra tấn hết sức cực đoan.

e. Cách đây 25 năm, điểm chuẩn để du học nước ngoài là 21 điểm vào năm 1981.

Bài tập 3: Phân biệt sự khác nhau giữa nghĩa của các từ trong từng cặp từ sau: thám báo – quân báo; tình báo – gián điệp; trinh sát – trinh thám; đối thủ – đối phương.

Bài tập 4: Đặt câu với các từ ngữ  Hán Việt sau : tinh tú, điều tiết, tiết tháo, phá gia chi tử, công luận, độc thoại.

Gợi ý:

Bài tập 1: đánh (đánh cho mấy đòn): làm đau, làm tổn thương bằng tác động của một lực (nghĩa gốc), các từ đánh còn lại dùng theo nghĩa chuyển.

Bài tập 2: a. bù lao = thù lao; b. cha ruột = cha đẻ; c. cực đoan = dã man; …

Bài tập 3: Mẫu : lính có nhiệm vụ dò xét thu thập tình hình quân sự  phục vụ chiến đấu cho địch thì gọi là thám báo, cho ta thì gọi là quân báo.

Bài tập 4: Mẫu: Ông ấy vẫn giữ vững tiết tháo của một nhà nho.

Bài 10: Luyện tập trau dồi vốn từ

Thảo luận cho bài: Bài 10: Luyện tập trau dồi vốn từ