BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
( Tiếp theo )
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
So Sánh Địa Hình Các Vùng Nước Ta
II- THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN.
1- Khái quát về Biển Đông và ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
a- Khái quát về Biển Đông (Đặc điểm)
- Là Biển rộng lớn thứ 2 trong các biển của Thái Bình Dương
- Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo
- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
b- Ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam.
* Khí hậu:
- Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí di chuyển qua biển, mang lại cho nước ta một lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè.
- Nhờ Biển Đông mà khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn.
* Địa hình và các hệ sinh thái ven biển.
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: Vịnh Cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các vũng vịnh nước sâu, đảo…
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giầu có. Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng.
* Tài nguyên thiên nhiên vùng biển phong phú.
- Khoáng sản: Có trữ lượng lớn nhất là dầu khí(ở các bể Nam Côn Sơn, Cửu Long, Thổ chu- Mã Lai, Sông Hồng). Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan, ven biển còn thuận lợi làm muối…
- Hải sản: trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, sinh vật phù du , sinh vật đáy phong phú, rạn san hô…
* Thiên tai
- Bão mỗi năm TB có 3-4 cơn bão qua Biển Đông trực tiếp đổ vào nước ta làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là đối với dân cư ven biển nước ta
- Sạt lở bờ biển nhất là dải bời biển Trung Bộ
- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai ở ven biển miền Trung.