Bài 43: Địa lý địa phương – Địa lý tỉnh Hưng Yên

Bài 43: Địa lý địa phương – Địa lý tỉnh Hưng Yên

Bài 44: Địa lí địa phương – địa lí tỉnh An Giang

I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.

1. Vị trí địa lí.

  • Hưng yên là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng.
  • Diện tích không lớn ( 923,45 km), đứng thứ 61 trong 63 tỉnh thành phố Việt Nam.
  • Phía bắc giáp Bắc Ninh.
  • Phía nam giáp Hà Nam, Thái Bình.
  • Phía đông giáp Hải Dương.
  • Phía tây giáp hà Nội.
  • Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
Bài 43: Địa lý địa phương – Địa lý tỉnh Hưng Yên

Bài 43: Địa lý địa phương – Địa lý tỉnh Hưng Yên

2. Sự phân chia hành chính:

Năm 1997, Hưng yên tách ra từ tỉnh Hải Hưng.

Gồm 8 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố ( 8 huyện gồm Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mĩ, Ân Thi, Khoái Châu, kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ; thị xã Mỹ Hào;  thành phố Hưng Yên ).

II. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

1. Địa hình.

Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng. Dân cư tập trung đông đúc, thuận lợi trồng lúa nước và cây hoa màu.

2. Khí hậu.

* Đặc điểm chung

Nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.

  • Nhiệt độ trung bình 23,5 °
  • Độ ẩm trên 80%

Lượng mưa trung bình năm từ 1500- 2000 mm.

Khí hậu Hưng Yên có 2 mùa: mùa hạ là mùa gió Đông Nam, nóng và mưa nhiều. Mùa đông là mùa gió Đông Bắc, lạnh, khô và mưa ít.

* Cây trồng, vật nuôi phát triển theo mùa,cơ cấu cây trồng đa dạng.

3. Thuỷ Văn

* Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc. Sông Hồng là sông lớn, đoạn chảy qua Hưng Yên có chiều dài 57 km, chảy theo hướng TB_ĐN, làm ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam. Sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn, bồi đắp nên vùng đất Hưng yên màu mỡ.

  • Sông Luộc là một nhánh lớn của sông Hồng, chảy qua Hưng yên có chiều dài 26 km, tạo nên ranh giới tự nhiên với tỉnh Thái Bình.
  • Sông Kẻ Sặt, đoạn này dài 20 km, nhận nước từ sông Thái Bình, đổ vào sông Luộc, làm ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên và Hải Dương.

* Nguồn nước ngầm rất phong phú.

4. Thổ nhưỡng .

Chủ yếu là đất phù sa do sông Hồng bồi đắp, rất màu mỡ, thuận lợi cho trồng lúa, hoa màu.

Do quá trình canh tác lâu dài,đất trong đê nhiều nơi bị thoái hoá, bạc màu.

5. Tài nguyên sinh vật.

Thảm thực vật tự nhiên còn rất ít, chủ yếu là hệ sinh thái nông nghiệp.

6. Khoáng sản.

Hưng Yên là tỉnh ít khoáng sản. Các  loại chính là cát, sét, than nâu. Có giá trị nhất là than nâu ( trữ lượng 30 tỉ tấn, nằm ở độ sâu 200-1700 m).

Bài 43: Địa lý địa phương – Địa lý tỉnh Hưng Yên

Bài 43: Địa lý địa phương – Địa lý tỉnh Hưng Yên

Thảo luận cho bài: Bài 43: Địa lý địa phương – Địa lý tỉnh Hưng Yên