Bài 44: Địa lí địa phương – địa lí tỉnh An Giang

Bài 44: Địa lí địa phương – địa lí tỉnh An Giang

I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chánh:

  1. Vị trí và lãnh thổ:

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. An Giang là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích ( 3.506 km2) đứng thứ 4 (sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An) ở miền Tây Nam Bộ (còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long). Một phần diện tích của tỉnh An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên.

  • Phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
  • Phía Tây Bắc giáp Cam Pu Chia (100km)
  • Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang.
  • Phía Đông Nam giáp TP Cần Thơ.

Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế-xã hội:

  • Giao thông buôn bán với Cam-Pu-Chia và Thái Lan.
  • Giáp TP. Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

* Thuận lợi: giáp Campuchia thông qua tuyến đường bộ và đường thủy, cầu nối TP.Cần Thơ, vùng trọng điểm Tây Nam Bộ, giao lưu KT-XH với Campuchia và Thái Lan.

* Khó khăn: nằm đầu nguồn lũ, biên giới dài khó khăn trong bảo vệ an ninh quốc phòng.

Bài 44: Địa lí địa phương – địa lí tỉnh An Giang

Bài 44: Địa lí địa phương – địa lí tỉnh An Giang

2. Sự phân chia hành chánh:

– Quá trình hình thành tỉnh:

  • Thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn (TK XVIII – 1867)
  • Dưới chế độ thực dân Pháp (1867 – 1945)
  • Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1954 –  1975)
  • Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)
  • Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến nay.

– Các đơn vị hành chính:

  • TP Long Xuyên ,Châu Đốc
  • Thị xã Tân Châu
  • Tám Huyện huyện thị: An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên.
  • 140 đơn vị hành chánh.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

 1. Địa hình: có 2 dạng chính:

a. Địa hình đồng bằng: chia làm 2 khu vực:

– Khu vực 1: là đồng bằng hẹp của 4 huyện cù lao: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới. Đất tốt phù sa sông bồi đắp hàng năm.

– Khu vực 2: là đồng bằng hữu ngạn sông Hậu, tiếp liền với khu vực 1, nằm trong khu vực từ giác Long Xuyên. Khu vực này có nhiều nơi ngập nước về mùa mưa và bị nhiễm phèn.

b. Địa hình núi thấp:

Đây là nét đặc sắc, nổi bậc của An Giang giữa vùng đồng bằng mênh mông của vùng Tây Nam Bộ. Với vùng núi nhô lên giữa cánh đồng mênh mông tạo nên vẻ đẹp khác thường và sự cân bằng sinh thái của tỉnh.

2. Khí hậu:

– An Giang có khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm.

– Có 2 mùa rõ rệt:

  • Mùa mưa từ tháng 5 – 11 có gió Tây Nam.
  • Mùa khô từ tháng 12 – 4 có gió Đông Bắc.

– Nhiệt độ trung bình trên 270C.

– Độ ầm cao 80%.

– Lượng mưa trung bình từ 1400 – 1500 mm.

– Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất và đời sống:

  • Nhờ các điều kiện tự nhiên trên An Giang có sản lượng lúa đứng đầu cả nước (trên 2 triệu tấn). Ngoài cây lúa, tại đây còn trồng nhiều cây như: bắp, đậu nành và nuôi trồng thủy sản.
  • Vào mùa lũ nước sông dâng cao ngập úng, mùa màng bị phá hủy dẫn đến thiệt hại về người và của.

3. Thủy văn:

An Giang nằm đầu nguồn của sông Tiền và sông Hậu. Ngoài ra còn có nhiều sông nhỏ, rạch, kênh đào chằng chịt như mạng nhện.

4. Thổ nhưỡng : có 3 nhóm chính:

  • Nhóm đất phèn.
  • Nhóm đất phù sa.
  • Nhóm đất đồi núi.

5. Sinh vật:

  • Xưa đa dạng.
  • Nay rừng tự nhiên giảm nhiều, chủ yếu là rừng trồng và nuôi trồng thuỷ sản.

6. Khoáng sản:

  • Đá xây dựng.
  • Cát, than bùn.
  • Đất sét.
  • Nước khoáng.
  • Bài 44: Địa lí địa phương – địa lí tỉnh An Giang

  • Bài 44: Địa lí địa phương – địa lí tỉnh An Giang

Thảo luận cho bài: Bài 44: Địa lí địa phương – địa lí tỉnh An Giang