Đề thi vào Lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Hà Nội Năm 2016
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần I (4,0 điểm)
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa
nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:
…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không
gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt
Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”…
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa
với những yếu tố nào ? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người ?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ
thuật của cách dùng từ ấy.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển
Phần II (6,0 điểm)
Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:
…”Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”…
rồi trở về thực tại:
“Giờ cháu đã đi xa, Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?…”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất
nước ? Việc nhả thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì ?
3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu
đối với bà ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ
dùng làm phép nói và câu bị động).
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở cũng viết về
tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.
Gợi ý làm bài thi môn Ngữ văn “Đề thi vào Lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Hà Nội Năm 2016”
Phần I
1) Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và
hiện đại, giữa thanh cao và giản dị.
– Tình cảm của tác giả dành cho người là: Kính yêu, ngưỡng mộ, trân trọng và tự hào.
2) Hai danh từ được sử dụng như tính từ là:
– Việt Nam
– Phương Đông
=> Tác giả khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc thấm đẫm trong người.
3) Trình bày suy nghĩ
a. Giải thích bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
– Là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành và tồn tại, phát triển suốt
quá trình lịch sử lâu dài của đất nước. Các giá trị ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tương.
b. Biểu hiện
– Trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương
diện: Cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động nói năng, ăn mặc, ứng xử,
– Tình hình đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển: Đất nước Việt Nam ta hiện nay đang đứng trước
những thời cơ và những thách thức to lớn: giao lưu phát triển và hội nhập nhanh nhưng hội nhập không
bản lĩnh thì dễ dẫn đến đất nước bị hòa tan văn hóa, mất bản sắc dân tộc, kinh tế bị lệ thuộc… Cần có
trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ.
– Trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế trẻ tác động đến văn hóa dân tộc trên 2 phương diện:
+ Tích cực: Thế hệ trẻ là đối tượng nhạy bén nhất với các yếu tố văn hóa. Họ đang nắm bắt và
theo kịp những yêu cầu của thời đại. Họ vẫn luôn kế thừa những truyền thống văn hóa của dân tộc như:
Thờ cúng tổ tiên; thờ cúng vua Hùng (10/3); biết ơn những vị anh hùng liệt sĩ (27/07); giữ vững đạo hiếu
với cha mẹ (lễ Vu Lan 15/07); Hay luôn giữ gìn những nét đẹp văn hóa dân tộc như: Áo dài; nón lá; tiếng
mẹ đẻ;..
+ Tiêu cực: Những bạn trẻ ngày nay do hội nhập quá mở mà cách đi đứng, nói năng, ăn mặc, còn
lố lăng theo kiểu bắt chước phim ảnh nước ngoài. Thậm chí họ còn nhuộm tóc nhiều màu, quần áo “thiếu
vải”, nói năng lẫn lộn cả Anh cả Việt… đó là những biểu hiện của một thứ văn hóa đua đòi, chạy theo
hình thức, quay lưng lại với văn hóa dân tộc…Ngoài ra, giới trẻ hầu như không quan tâm đến các lễ hội
truyền thống của Việt Nam. Họ có thể vào chùa đi lễ nhưng chỉ mang mục đích đi chơi, trưng diện mà
không biết đến lịch sử.
– Nguyên nhân:
+ Khách quan : Tác động của môi trường sống, thời đại, đất nước mở cửa, văn hóa bên ngoài tràn
vào.
+ Chủ quan: Thế hệ trẻ ít quan tâm đến bản sắc văn hóa, đến lịch sử.
– Khắc phục:
+ Phải giáo dục ý thức tự giác, hiểu biết về văn hóa dân tộc, lịch sử.
+ Gia đình phải giáo dục con cái về ý thức kế thừa văn hóa gia đình, quê hương, đất nước.
c. Liên hệ
Phần II
1) Hoàn cảnh ra đời:
– 1963: Khi tác giả đang là sinh viên ngành luật ở ngước ngoài. Nhớ về bà và bếp lửa tác giả đã
sáng tác lên bài thơ.
– In trong tập: “Hương cây – Bếp lửa” đây là tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
2) Thời điểm năm 1945: Nạn đói khủng khiếp khiến gần 2 triệu người Việt Nam chết đói.
– Tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng:
+ Là sự sáng tạo của nhà thơ.
+ Từ “mòn mỏi” chỉ mang nghĩa kéo dài, còn việc tách từ đã nhấn mạnh đến cái đói làm con
người ta bị héo mòn, gầy gộc, cạn kiệt trong một thời gian kéo dài.
3) Thể loại: Đoạn văn diễn dịch
– Dung lượng 12 câu
– Nội dung: Tình cảm sâu lặng của cháu đối với bà (phân tích khổ cuối)
– Yêu cầu ngữ pháp tiếng Việt: Phép nối và câu bị động (chú thích gạch chân)
Nội dung:
Phân tích khổ thơ cuối bài thơ “Bếp lửa” để làm rõ nhận định trên.
+ Khổ thơ cuối là lờ tự bạch của tác giả – người cháu đi xa nay đã trưởng thành, nhớ về bà và bếp lửa.
+ Khoảng cách về không gian, thời gian, đã được tác giả miêu tả cụ thể qua các chi tiết: Khói trăm tàu,
lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,…Cuộc sống hiện đại, đủ đầy, tương lai đang hé mở nhưng không làm
cháu nguôi nỗi nhớ về bà và bếp lửa. Nó làm nổi bật lên tấm lòng trân trọng, biết ơn, kính yêu của cháu
với bà.
+ Câu hỏi tu từ cùng với dấu ba chấm kết thúc bài thơ: Nỗi nhớ thường trực, khắc khoải…nhớ về bà cũng
là nhớ về quê hương về cội nguồn.
+ Cháu không thể lãng quên hơi ấm bếp lửa của bà, không quên được những lận đận đời bà, tấm lòng ấm
áp. hi sinh của bà,…Tình cảm gia đình ấy bền chặt, gợi nhắc cháu tới tình cảm lớn lao hơn là đạo lí thủy
chung cao đẹp của con người Việt Nam với cội nguồn, quê hương, đất nước.
=> Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với
gia đình, quê hương đất nước
4) Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh