Đề thi Olympic ĐBSCL môn Ngữ văn 12 năm 2008-2009

Đề thi Olympic ĐBSCL môn Ngữ văn 12 năm 2008-2009

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Đề thi học sinh giỏi môn Văn 12 cấp tỉnh Bình Thuận

SỞ GIÁO DỤC –  ĐÀO TẠO

SÓC TRĂNG

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ KÌ THI OLYMPIC ĐBSCL

Năm học 2008 – 2009

Môn : Ngữ văn –Lớp 12

(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)

_________________

(Đề thi này có 1 trang gồm 3 câu)

Câu:1(6 điểm)

Nhà thơ Xuân Diệu viết “ Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đổi trữ tình.”

Qua bài thơ “ Việt Bắc”, em hãy phân tích và làm sáng tỏ vấn đề trên.

Câu:2 (6 điểm)

“Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc” ( Văn 12, tập một, Nxb giáo dục, 2000, trang 12). Anh (chị) hãy phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc để làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu:3(8 điểm)

Có ý kiến cho rằng “ Thiên nhiên là nơi bắt đầu, là một trong những ngọn nguồn của cái đẹp”

Hãy làm rõ ý kiến trên.

Đề thi Olympic ĐBSCL môn Ngữ văn 12 năm 2008-2009

Đề thi Olympic ĐBSCL môn Ngữ văn 12 năm 2008-2009

—–Hết—–

HƯỚNG DẪN CHẤM

Đáp án và biểu diểm: Câu 1

  1. Nhận thức về đề:

-Nắm được các thao tác chứng minh và phân tích,kết hợp giữa bình bình luận văn học.

-Chọn lọc, trích dẫn và phân tích một số câu thơ tiêu biểu trong bài “ Việt Bắc” để minh hoạ.

-HS làm rõ: làm rõ chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu nói chung và trong bài thơ “Việt bắc” nói riêng.

II.Các ý cơ bản cần đạt:

1/ Trình bày vắn tắt yếu tố trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu:

–         Yếu tốù chính trị:

+ Thơ Tố Hữu thể hiện những sự kiện chính trị, lịch sử, xã hội trọng đại có liên quan đến cộng đồng, dân tộc và Đảng.

+ Cái tôi trữ tình nhân danh Đảng, cộng đồng, dân tộc.

+ Cảm hứng chủ đạo là về lịch sử, dân tộc.

–         Yếu tố chính trị được biểu hiện trong yếu tố trữ tình:

+ Cái tôi của nhà thơ rung động và hướng về những vấn đề, sự kiện lịch sử, chính trị trọng đại.

+ Tình yêu Đảng, cách mạng, lí tưởng thông qua tình yêu lứa đôi, tình anh em, tình mẹ con, tình đồng đội…( dẫn chứng những câu thơ trong bài : Từ ấy, Việt Bắc, Bài ca xuân 61)

2/ Yếu tố trữ tình chính trị được thể hiện qua bài thơ Việt Bắc:

–         Đề tài, chủ đề bài thơ mang tính chính trị ( dẫn chứng- phân tích).

–         Những vấn đề chính trị được thể hiện bằng yếu tố trữ tình thiết tha sâu lắng(dẫn chứng- phân tích).

3/ Yếu tố trữ tình chính trị còn biểu hiện trong cảm hứng chủ đạo của bài thơ:

–         Nhà thơ thật sự say mê, xúc động, hoà nhập cái “tôi” mình trong cái “tôi” cộng đồng.

–         Sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc thành nguồn mạch chính cuốn hút tâm tư nhà thơ.

–         Xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ da diết, tình yêu thương vô hạn dành cho đồng chí, đồng bào.

–         Dường như không có ranh giới giữa cái “tôi” và cái “ta”

III. Biểu  điểm:

–         Điểm 5 – 6: ý đúng và đủ, kiến thức chứng minh toàn diện, dẫn chứng chính xác,phong phú, văn viết hay, có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, sáng sủa rõ ràng.

–         Điểm 3 – 4: Hiểu đúng vấn đề, nhưng ý có thể chưa đầy đủ, văn chưa hay, nhưng không mắc phải những lỗi cơ bản về kiến thức và diễn đạt.

–         Điểm 1 – 2: có tỏ ra hiểu đề nhưng thiếu ý hoặc lộn xộn, diễn đạt lúng túng, sai sót nhiều.

–         Điểm 0 : Không hiểu đề, văn kém

Đáp án và biểu điểm :câu 2

  1. Nhận thức về đề:

– Hiểu được: chất trí tuệ là sự thông minh, linh hoạt, khéo léo trong việc dùng từ ngữ hình ảnh… đạt hiệu quả nghệ thuật.

– Chất hiện đại: là tính chất mới mẻ(so với thi pháp trung đại)ở cách thức kể chuyện, xây dựng tình huống…

II.Các yêu cơ bản cần đạt:

  1. Xuất xứ và chủ đề của tác phẩm:

– Năm 1922. Vua Khải Định sang Pháp tham dự hội trợ Macxây, nhân dịp này, Khải Định đã dùng công quỹ để ăn chơi xa xỉ. Những người Việt Nam yêu nước đang sống trên đất Pháp rất công phẫn trước những hành động đó. Phan Chu Trinh viết thư Thất điều kể bảy tội của Khải Định, còn Nguyễn Ái Quốc viết hàng loạt tác phẩm như lời than vãn của bà Trưng Trắc. Sở thích đặc biệt. Con rồng tre. Vi hành, để đã kích, châm biếm ông vua bù nhìn này.

– Vi hành là truyện ngắn xuất sắc của Nguyện Ái Quốc. Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo nhân đạo số ra ngày 19/2/1923.

  1. Tính trí tuệ trong truyện ngắn vi hành:

– Là tác phẩm được viết với mục đích chính trị rõ ràng. Vi hành đã phát huy tính chiến đấu sắc sảo của vũ khí văn chương. Chất trí tuệ của tác phẩm xuyên thấm từ nội dung đến hình thức, từ cách đặt nhan đềâ về tác phẩm đến những liên tưởng phong phú, đa dạng, từ cách sáng tạo tình huống đến cách thể hiện nụ cười châm biếm tinh tế thông minh.

– Nhan đề của tác phẩm là Vi hành. Đây là hình thức chơi chữ thông minh tạo được ý nghĩa châm biếm, nói đến vi hành là nói đến những cuộc  đi dấu kín tung tích của các bậc vua chúa nhằm tìm hiểu thực tế cuộc sống của nhân dân và tình hình chính trị xã hội. Khải Định cũng vi hành nhưng mục đích của những chuyến đi lén lúc ấy là xấu xa. Sự mâu thuẫn, khập khiễng giữa nhan đề và nội dung tạo nên những bất ngờ và tạo nên tiếng cười mỉa mai, châm biếm.

– Chất trí tuệ của tác phẩm được thể hiện ở nghệ thuật châm biếm bậc thầy. Giọng điêïu của tác phẩm chủ yếu là giọng châm bím, mỉa mai nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng nội dung châm biếm rất thâm thúy sâu sắc. Chân dung nhân vật Khải Định được tái hiện gián tiếp qua đôi mắt cảu nam nữ thanh niên người Pháp nên cũng khôi hài và kịch cỡm hơn. Cái nón chóp của Khải Định họ nghĩ đó là cái chụp đèn, cách ăn mặc của Khải Định kích thích sự tò mò của họ: Trên người đeo cả lụa là, bộ hạt cườm, tay đeo đầy nhẫn. Dưới con mắt của người dân Pháp Khải Định như một thằng hề rẻ tiền và là con rối trên sân khấu chính trị của thực dân.

– Tác phẩm tuy có dung lượng ngắn nhưng vẫn thể hiện một tri thức sâu rộng, phong phú của người viết. Từ chuyến đi của Khải Định tác giả liên tưởng đến chuyện vi hành của vua Thuấn ở Trung Quốc, vua Pie ở nước Nga để tạo nên tính tương phản. Tác giả hiểu biết nhiều lĩnh vực từ điện ảnh đến báo chí, từ sân khấu đến lịch sử của các nước và tâm lý thanh niên đương thời. Với những hiểu biết sâu rộng như thế, Nguyễn Ái Quốc đã dồn nén được nhiều thông tin quang trọng trong một truyện ngắn rất ngắn.

  1. Tính hiện đại của truyện ngắn Vi hành

– Theo Phạm Vi Thông truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc được viết bằng ngòi bút “sắc sảo, rất điêu luyện, rất Pháp”, đặc điểm ấy được thể hiện rõ trong Vi hành.

– Tính hiện đại của truyện ngắn Vi hành trước hết là hình thức kể chuyên độc đáo. Truyện được viết dưới hình thức một bức thư gửi cho cô em họ ở quê nhà. Trong văn học nhân loại đã có nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết được thể hiện dưới hình thức viết thư. Vấn đề là tác giả truyện ngắn Vi hành đã sử dụng hình thức này một cách linh hoạt, sáng tạo, đạt được hiệu quả nghệ thuật cao. Chọn hình thức viết thư tác giả đã tạo được ấn tượng chân thực cho lời kể của mình. Người đọc như được xem một bức thư của tác giả gửi cho người thân ở quê hương, kể những chuyện tai nghe, mắt thấy nơi thành phố Pari xa lạ. Từ hình thức thể hiện chuyện thân mật, tự nhiên, tác giả đa dẫn dắt người đọc từ cảnh này với cảnh nọ một cách linh hoạt. Từ cảnh ở toa điện ngầm ở Pari đến cảnh quê nhà thời thơ ấu, từ chuyện vi hành của vua Thuấn bên Tàu đến chuyện vua Pie của nước Nga. Với hình thức viết thư, tác giả đã thay đổi giọng điệu linh hoạt tùy theo nội dung của tác phẩm: Lúc cười cợt lúc trang nghiêm, khi vui vẻ, khi lạnh lùng, lúc tâm tình ngọt ngào, lúc châm biếm mỉa mai. Hình thức kể chuyện trên đây rất hiếm thấy trong văn xuôi truyền thống.

– Tính hiện đại của truyện Vi hành còn thể hiện ở nghệ thuật xây dựng tình huống đọc đáo, hấp dẫn. Đó là tình huống nhầm lẫn thật khôi hài và thú vị. Sự nhầm lẫn đầu tiên là của đôi nam nữ thanh niên người Pháp trên toa tàu điện ngầm. Họ nghĩ rằng, người An Nam ngồi cạnh họ là hoàng thượng đang vi hành. Vị hoàng thượng này chắc không biết tiếng Pháp nên họ cứ  thoải mái mà bàn luận về ông ta mà không sợ ông ta biết. Nào ngờ người đó rất thông thạo tiếng Pháp, nhờ thế nghe được toàn bộ những lời đối thoại của họ và thế là biết được thái độ của người Pháp đối với vua An Nam.

Qua tình huống này, tác giả đã xây dựng được một chân dung nhân vật mà không cần nhân vật phải xuất hiện trực tiếp. Điều quan trọng hơn là chân dung của Khải Định được tái hiện trong đôi mắt những người thanh niên hiếu kỳ ở Pari. Dưới con mắt của họ, Khải Định chỉ là trò giải trí, chỉ là một thằng hề rẽ tiền, là một con rối trên sân khấu chính tị của thực dân. Đây là nội dung châm biếm sâu sắc toát lên từ tình huống nhầm lẫn.

Khi đôi bạn trẻ xuống tàu, tưởng chừng câu chuyện nhầm lẫn chấm dứt. Nào ngờ lại có  tình huống nhầm lẫn khác xuất hiện. Và thế là “Tất cả những ai da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp”. “Chính phủ Pháp không nhận ra được khách thật của mình bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa”.  Đây là tình huống có ý nghĩa mỉa mai châm biếm và tố cáo chính sách độc tài của thực dân Pháp. Bọn chúng đã tung ra mạng lưới mật thám dày đặc để theo dõi bắt bớ những người Việt Nam yêu nước mà tác giả của Vi hành là đối tượng được chúng quan tâm nhất.

  1. Biểu  điểm:

–         Điểm 5 – 6: ý đúng và đủ, kiến thức tác phẩm toàn diện, phong phú, văn viết hay, có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, sáng sủa rõ ràng.

–         Điểm 3 – 4: Hiểu đúng vấn đề, nhưng ý có thể chưa đầy đủ, văn chưa hay, nhưng không phải những lỗi cơ bản về kiến thức và diễn đạt.

–         Điểm 1 – 2: có tỏ ra hiểu nhưng thiếu ý hoặc lộn xộn, diễn đạt lúng túng, sai sót nhiều.

–         Điểm 0 : Không hiểu đề, văn kém.

Đáp án và biểu điểm: Câu3.

  1. Yêu cầu chung:

– Phối hợp tốt các thao tác lập luận( chủ yếu giải thích và phân tích).

– Học sinh có kiến thức phong phú vềvăn học và đời sống.

– Bài viết sâu sắc, diễn đạt mạch lạc, trong sáng, câu văn giàu hình ảnh, truyền cảm. Trình bày vấn đề linh hoạt, sinh động.

– Giọng điệu trang nghiêm, lập luận logic, khoa học

  1. Yêu cầu cụ thể:(Nội dung cơ bản cần đạt).

1/ Thiên nhiên là ngọn nguồn của cái đẹp:

–         Thiên nhiên hiểu theo nghĩa: Là toàn bộ thế giới hữu cơ và vô cơ ngoài con người, tồn tại trước con người hàng triệu năm.

–         Không có thiên nhiên thì không có cái đẹp, không có con người.

–         Từ thế giới này sản sinh ra muôn vàn sự vật và hiện tượng có kết cấu đẹp đẽ.

2/ Thiên nhiên là thước đo đầu tiên của vẻ đẹp trong đời sống con người:

–         Toàn bộ thế giới do con người tạo ra là thiên nhiên thứ 2.

–         Là sự mô phỏng bắt chước từ thiên nhiên.

–         Con người lấy thiên nhiên làm khuôn mẫu, thước đo định lượng cho mọi giá trị.

–         Chứng minh: từ màu sắc hội hoạ, từ việc mô phỏng âm thanh của âm nhạc, lấy chuẩn thiên nhiên để miêu tả con người( Truyện Kiều).

3/ Con người đã di chuyển cái đẹp thiên nhiên vào thế giới nhân tạo:

–         Cái đẹp của vât chất do con người tạo ra đều chứa đựng dáng vẻ thiên nhiên, màu sắc thiên nhiên, khung cảnh thiên nhiên.

–         Thiên nhiên còn chứa đựng bao bí ẩn về cái đẹp mà con người chưa khám pha hết.

–         Quá trình di chuyển cái đẹp của đất trời vào thế giới con người sẽ tiếp diễn vô tận, vô cùng.

4/ Thiên nhiên là nguồn cảm hứng say mê của con người và là đối tượng mô tả mãi mãi cám dỗ nghệ thuật:

–         Không người nghệ sĩ nào có thể làm ngơ trước vẻ đẹp thiên nhiên.

–         Dẫn chứng và phân tích.

5/ Thiên nhiên là tình yêu sâu nặng đối với thơ ca:

–         Thơ nào mà không có cảnh, vì cảnh có quan hệ với tình, mà tình là cái cốt của thơ.

–         Cảnh đi vào thơ như cái hứng của tình:

“ Trên trời có dám mây xanh … về xây”(Ca dao)

–         Có khi như cái tình của lòng người ngụ vào trong cảnh:

“ Dấu xưa … bóng tịch dương”(Thăng Long thành hoài cổ- Bà Huyện Thanh Quan)

–         Có thể nói những câu ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên thuộc vào những câu hay nhất của thơ:

“ Long lanh… bóng vàng”(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

“ Cô phàm viễn ảnh… thiên tế lưu”(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

  1. Biểu điểm:

– Điểm 8:  Bài viết có cảm xúc, phân tích sâu sắc, có những phát hiện mới mẻ, độc đáo. Diễn đạt trôi chảy, câu văn giàu hình ảnh, truyền cảm. Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, lôgic.

– Điểm 6: Nội dung tương đối phong phú. Phân tích có chiều sâu. Bố cục bài văn hợp lý. Diễn đạt trôi chảy.

– Điểm 4: Đạt được hơn nữa số ý, phân tích đúng hướng. Diễn đạt trôi chảy

– Điểm 2: Có nắm được đặc điểm nhân vật, phân tích còn sơ lược, chưa có cảm nhận. Đôi chỗ còn diễn đạt vụng về.

– Điểm 1:  Bài làm sơ sài, bố cục chư rõ. Kỹ năng làm văn yếu.

Thảo luận cho bài: Đề thi Olympic ĐBSCL môn Ngữ văn 12 năm 2008-2009