Đề thi HSG môn Ngữ văn 12 trường Ngô Sĩ Liên
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh Hải Dương năm 2013-2014 môn Ngữ Văn 12
SỞ GD – ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
KỲ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (3đ)
Trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”.
Câu 2: (7đ)
Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau: “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại văn chương không đáng thờ là loại văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại văn chương đáng thờ là chuyên chú ở con người” ( Nguyễn Văn Siêu).
—Hết—
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN
Câu 1
- Giải thích được ý kiến sau (1đ)
– Xót xa: cảm giác đau đớn, nuối tiếc rất sâu sắc
– Người xấu: người kém đạo đức, đáng khinh ghét.
– Lời nói và hành động của người xấu:có thể gây tổn thương, làm hại cho người khác.
– Người tốt : có biểu hiện đáng quý về tư cách, đạo đức, hành vi.
– Im lặng: Không có hành động gì trước sự việc đáng lẽ phải có thái độ, phản ứng. Sự im lặng ấy trở nên đáng sợ khi nó là một biểu hiện bất thường trong ứng xử của con người.
– Nghĩa chung: nỗi đau đớn, nuối tiếc do những hành động, lời nói của kẻ kém đạo đức không đau đớn bằng sự om lặng của người tốt.
- Lí giải (1đ)
– Vì sao phải xót xa trước lời nói và hành động của người xấu
+ Vì nó là biểu hiện sự thấp kém về nhận thức và ý thức của con người.
+ Vì nó gây ra tổn thất về vật chất hoặc tinh thần cho con người và xã hội.
– Vì sao phải xót xa trước sự im lặng đáng sợ của người tốt
+ Vì người tốt có đạo đức, có trách nhiệm. Thái độ im lặng của họ là một biểu hiện bất thường.
+ Nguyên nhân của sự im lặng: có thể là bất lực, cảm thấy mất niềm tin hoặc việc làm của mình cô độc…
- Đánh giá và đề xuất ý kiến (1đ)
– Ý kiến có ý nghĩa như lời cảnh báo nghiêm khắc để cảnh tỉnh con người trước nguy cơ về sự băng hoại của băng hoại của những giá trị tinh thần, biểu hiện qua hành vi, ứng xử
– Là một thái độ đúng, thái độ tích cực xuất phát từ nhận thức sâu sắc về yêu cầu đối với hành vi của con người trong xã hội tiến bộ.
– Làm thế nào đẻ người tốt không im lặng:
+ Trao quyền và khuyến khích người tốt cất lên tiếng nói bằng thái độ trân trọng lắng nghe.
Câu 2: (7đ)
- Cắt nghĩa ý kiến của tác giả (2đ)
– Tác giả đưa ra tiêu chí đánh giá văn chương chính là ở mục đích của nó. Văn chương vì con người hay văn chương vì văn chương.
– Văn chương chuyên chú ở con người là văn chương đáng thờ. Vì đó là văn chương hữu ích cho đời, cho con người.
+ Văn chương chuyên chú ở con người sẽ phong phú về đài, nội dung, về sức sống vì: cuộc đời con người bao giờ cũng là nguồn sống bất tận cho văn chương.
– Ngược lại văn chương chỉ thu hẹp trong kĩ thuật, chữ nghĩa đơn thuần, xa lạ với con người, thì nhất định sẽ héo úa tàn lụi.
– Ông nhấn mạnh mục đích của văn chương chân chính nhưng không coi nhẹ giá trị nghệ thuật. Ông phê phán loại văn chương coi nghệ thuật là tất cả mà coi nhẹ cuộc sống con người trong văn chương.
- Bình luận (2đ)
– Mục đích, chức năng của văn nghệ vận động trong mối quan hệ nội dung- hình thức, quan hệ giữa con người nghệ sĩ và con người công dân trong sáng tác, tiêu chí đánh giá sáng tạo văn chương.
– Đây là vấn đề có ý nghĩa thời sự trong đồi sống văn nghệ, trong việc chống lại khuynh hướng, hình thức chủ nghĩa, đi vào tỉa tố văn chương mà coi nhẹ nội dung.
- Lấy các tác phẩm văn học đã học để chứng minh trên cơ sở lí luận văn học ấy. (3đ)