Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn lớp 12 năm 2014-2015 – Vinh Phúc

Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn lớp 12 năm 2014-2015 – Vinh Phúc

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Đề thi HSG môn Ngữ văn 12 trường Ngô Sĩ Liên

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2014-2015

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN -THPT

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1 (3,0 điểm):

Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”. Còn Martin Luther King Jr lại phát biểu: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng.”

Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn lớp 12 năm 2014-2015 - Vinh Phúc

Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn lớp 12 năm 2014-2015 – Vinh Phúc

Từ hai ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài luận bàn về vấn đề cần im lặng haylên tiếng trong cách xử thế của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (7,0 điểm):

Đánh giá về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có ý kiến cho rằng:

“ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.”

(SGK Ngữ văn, Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2010, trang 14)

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích các tác phẩm“Tây Tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu) và  “Đất Nước” ( Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”- Nguyễn Khoa Điềm).

———HẾT———

 

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Gợi ý giải đề

Câu 1( 3 điểm) Nghị luận xã hội:

Thí sinh cần làm rõ:

Hai ý kiến trong đề bài không đối lập nêu lên quan niệm ứng xử gây nhiều tranh cãi lâu nay: im lặng hay nói ra tất cả?

  1. Giải thích

–         Im lặng (không nói ra, giữ kín) là khôn ngoan, là quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Biết im lặng, trước những điều không nên, không được nói. Không im lặng là nói ra nói hết những điều nghĩ và muốn của mình.

–         Con người nên và phải im lặng hay nói ra những điều hệ trọng, cần thiết với cuộc sống của mình và mọi người trong những tình huống và sự việc nào để có lợi và thành công nhất.

–         Trong cách xử thế, trong quan hệ công tác và các lĩnh vực giao tiếp đời sống, mỗi người nhận thức được biết nói và không nói điều gì trong trường hợp nào. Biết nói lúc nào và giữ im lặng lúc nào.

–         Nghệ thuật giao tiếp ứng xử đúng nhất chính là khả năng thích nghi, ứng khẩu linh hoạt nói hoặc không nói.

  1. Phân tích bình luận

Phân tích các biểu hiện: giá trị của im lặng quý như vàng. Giá trị của lời nói ra cũng quý như vàng. (Nêu vài tình huống tiêu biểu). Phân tích những biểu hiện tai nạn của lời nói và im lặng (nêu vài trường hợp). Trong trường hợp nào cần không nói, giữ im lặng và nói ra khi nào.(bàn luận để thấy cách xử thế khôn ngoan, hiệu quả). Lên án thói xấu nói lắm nói nhiều, nói bừa và không đúng lúc đúng chỗ. Lên án thái độ sai lầm giữ im lặng, ngại nói và sợ nói ra của con người Việt Nam.

  1. Nêu ý nghĩa, nhận thức hành động

Đề xuất quan niệm ứng xử hiện đại: lựa lời, dân chủ, bình đẳng trong quan hệ xã hội và công tác, dũng cảm nói lời và biết giữ im lặng, biết nói lời đúng lời hay.

Thanh niên hiện nay cần học cách giao tiếp và học cách giữ lời nói, cách bảo trọng nhưng cũng mạnh dạn và dũng cảm lên tiếng khi nào cần thiết.

Câu 2 (7điểm) Nghị luận văn học

Thí sinh cần làm rõ:

  1. Phân tích nhận định

Nhận định Sách giáo khoa Ngữ văn 12 nêu khái quát đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975: tinh thần lạc quan của văn học và của thơ nói riêng khi miêu tả thành công cuộc sống mới và con người mới.

– Văn học thể hiện khuynh hướng sử thi và lãng mạn với những vấn đề trọng đại của dân tộc, số phận dân tộc trong thời đại vệ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

– Những con người đại diện cho cộng đồng, đại diện cho khí phách và tâm hồn Việt được các nhà thơ nhà văn nhiệt thành ngợi ca biểu dương như những anh hùng thần thoại Thạch Sanh của thế kỷ XX.

– Bức tranh hiện thực và đời sống được miêu tả tuy khốc liệt và khổ đau nhưng bao giờ cũng ngập tràn ước mơ, phơi phới niềm vui, trọn niềm tin yêu thắng lợi và hạnh phúc. Cảm hứng lạc quan cách mạng trở thành cảm hứng chủ đạo xuyên suốt thơ ca Cách mạng 1945-1975, trở thành cảm hứng nghệ thuật lãng mạn tạo nên đặc điểm thống nhất chi phối đôi mắt nhà văn khi nhìn về hiện thực và con người. Từ sau 1976, văn học Việt Nam thoát dần cảm hứng lãng mạn để trở về với cái nhìn khách quan cá nhân của nghệ thuật thơ văn.

– Ba sáng tác tiêu biểu Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất Nước ( Trích trường ca Mặt đường khát vọng- Nguyễn Khoa Điềm) thể hiện khá rõ những vẻ đẹp  lãng mạn của thơ ca Việt Nam trong thời đại máu và hoa hào hùng của dân tộc.

Thảo luận cho bài: Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn lớp 12 năm 2014-2015 – Vinh Phúc