Chương IV: Bếp từ, nguyên tắc hoạt động
Chương III: Bài tập dòng điện trong chân không
Hiện tượng cảm ứng điện từ là một trong những hiện tượng quan trọng nhất trong chương trình vật lý phổ thông lớp 11 hiện hành của phần điện từ.
Ứng dụng quan trọng nhất của hiện tượng cảm ứng điện từ là chế tạo máy phát điện. Máy phát điện ra đời đã đưa loài người sang một thời đại mới. Trong đời sống hiện đại chúng ta đã biết đến bếp từ, một loại bếp nấu sử dụng điện xoay chiều cung cấp nhiệt cao, nhiệt lượng tiêu hao ít … rút ngắn thời gian nấu nướng, hãy cùng tìm hiểu bếp từ hoạt động như thế nào.
Hình ảnh một chiếc bếp từ dùng trong gia đình
Cấu tạo bên trong của bếp từ, phần đĩa tròn gồm nhiều sợi dây đồng cuộn tròn lại là bộ phận cung cấp nhiệt độ của bếp. Cuộn dây này có nhiệm vụ tạo ra từ trường biến thiên.
Nguyên tắc hoạt động của bếp từ:
- Dòng điện điện xoay chiều (có chiều biến thiên liên tục) sẽ sinh ra trên cuộn dây tạo từ trường từ thông biến thiên tần số cao (từ trường biến thiên)
- Khi đặt nồi lên mặt bếp nồi sẽ bị nhiễm từ và sẽ sinh ra dòng điện Fu-cô (foucalt), dòng điện foucalt gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt Jun-Lenxơ từ đó sinh ra nhiệt rất lớn tại đáy nồi. Nhiệt lượng tỏa ra nhiều hay ít tùy thuộc vào cường độ dòng điện đi vào bếp nhiều hay ít, đó chính là công dụng của những chiếc nút điều khiển nhiệt độ trên nồi. Những nút này được gắn với một mạch điều chỉnh tổng trở (Tổng trở tăng thì cường độ dòng điện vào bếp giảm và ngược lại). Nhiệt tạo ra từ đáy nồi lớn và nhanh vì vậy khi đặt nồi trên bếp không nên để đáy nồi quá khô.
Bếp từ chỉ hoạt động đối với vật liệu nấu có tính chất từ (sắt từ, inox …) nhiệt lượng chỉ sinh ra từ đáy nồi phần tiếp xúc trực tiếp với mặt bếp.
Ưu điểm: nhiệt sinh ra nhanh, hiệu suất sử dụng 80->90% không ảnh hưởng đến sức khỏe, sạch sẽ, an toàn khi tiếp xúc với mặt bếp sau khi nấu xong.
Nhược điểm: chỉ nấu được với nồi có tính chất từ tính (inox, sắt từ)