Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch là năng lượng điện chuyển hóa thành công để dịch chuyển các điện tích trong mạch.
1/ Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch:
Đoạn mạch AB được nối với một nguồn điện, khi đó nguồn điện sẽ tạo ra một hiệu điện thế U giữa hai điểm A và B sinh ra dòng điện dịch chuyển trên đoạn mạch AB.
Dòng điện đi qua điện trở R làm điện trở nóng lên => đoạn mạch đã tiêu thụ năng lượng và chuyển hóa năng lượng đó thành nhiệt năng.
Thay điện trở R bằng một bóng đèn dây tóc => bóng đèn sáng lên khi có dòng điện chạy qua => điện năng của đoạn mạch chuyển hóa thành quang năng.
Thay điện trở R bằng quạt, năng lượng điện làm quạt quay => điện năng chuyển hóa thành cơ năng.
Khi trong mạch không có điện trở hoặc các thiết bị tiêu thụ điện năng, việc nối cực âm và cực dương của nguồn điện trực tiếp với nhau (gọi là nối tắt) khi đó trong mạch xảy ra hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)
Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch) sinh ra nhiệt lượng rất lớn có thể gây cháy, nổ rất nguy hiểm.
Bỏ qua sự mất mát năng lượng ra ngoài môi trường, áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có:
Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch=công dịch chuyển điện tích trong mạch