Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Bài 9: Sự phát triển và phân bố Lâm nghiệp, thủy sản
I. NGÀNH TRỒNG TRỌT:
- Ngành trồng trọt vẫn là ngành chính, phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng.
- Chuyển mạnh sang trồng cây hàng hoá, cây làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu.
1. Cây lương thực.
- Trong các cây lương thực, lúa là cây lương thực chính, diện tích, năng suất, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.
- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
2. Cây công nghiệp.
- Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp: cao su, cà phê… nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
3. Cây ăn quả :
- Khí hậu, đất đai thuận lợi phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
- Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là ĐBSCL và Đông Nam Bộ.
II. NGÀNH CHĂN NUÔI :
– Chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp.
1. Chăn nuôi trâu, bò :
- Trâu: khoảng 3 triệu con, phổ biến ở TDMNBB, BTB.
- Bò: Trên 4 triệu con, cung cấp sức kéo, thịt, sữa… nuôi chủ yếu ở DHNTB.
3. Chăn nuôi lợn :
- Tăng khá nhanh, năm 2002 là 230 triệu con, nuôi nhiều ở ĐBSH, ĐBSCL.
- Chăn nuôi gia cầm:
- Phát triển nhanh ở đồng bằng có hơn 230 triệu con.
CÂU HỎI SGK
1. Bảng 8.1 : Hãy nhận xét sự thay đổi tỷ trọng cây lương thực và cây công nghiệp ? Sự thay đổi này nói lên điều gì ?
- Sự giảm tỷ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thốt khỏi tình trạng độc canh lúa và như vậy ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.
- Sự tăng nhanh tỷ trọng của cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hóa để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để sản xuất.
2. Nhận xét và giải thích sự phân bố vùng trồng lúa ở nước ta ?
- Lúa là cây lương thực chính và được trồng trên khắp lãnh thổ nhất là vùng đồng bằng và châu thổ ven sông.
- Hai vùng trọng điểm lớn nhất : Đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng.
- Cây lúa, ngoài điều kiện đất đai, loại cây cần nước thường xuyên nhưng nước nhiều quá, ngập úng cũng không thể phát triển được. Do đó các vùng đồng bằng phù sa sông nhất là các vùng thấp, vùng châu thổ đảm bảo đủ nước tưới cùng với công tác thủy lợi chống hạn, chống úng hạn chế bớt thiệt hại mỗi khi có thiên tai.
3. Trình bày nguyên nhân phát triển lương thực nước ta ? Có thành tựu gì ?
- Nước ta có điều kiện về tự nhiên cũng như lao động thuận lợi để phát triển cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp lâu năm. Việc trồng cây công nghiệp tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tận dụng tài nguyên phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.
4. Bên cạnh phát triển lương thực nước ta còn gặp những khó khăn gì ?
Thiếu vốn sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu trong nước chưa đáp ứng nhu cầu, thiên tai, sâu bệnh, lũ lụt, …
5. Em có nhận xét gì về công cụ sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay ? Ví dụ?
Trong những năm gần đây do việc áp dụng tiến bộ KHKT, chúng ta đã lai tạo được nhiều giống cây trồng mới phát huy được điều kiện thuận lợi về lượng nhiệt và độ ẩm của khí hậu nhiệt đới gió mùa đã thực hiện được một cơ cấu cây trồng quanh năm với các biện pháp thâm canh, xen canh, gối vụ… cùng với sự hỗ trợ đắc lực của công tác thủy lợi tiên tiến.