Bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999
Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết cách phân tích và so sánh tháp dân số VN năm 1989 và 1999.
- Phân tích được mối quan hệ giữa gia tăng DS với cơ cấu DS theo độ tuổi, giữa DS và phát triển kinh tế xã hội.
- Giải quyết vấn đề: Quyết định các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng về qui mô gia đình hợp lí.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm, cặp.
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi trình bày thông tin.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hình 5.1.Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999
Bài tập 1 :
Phân tích và so sánh 2 tháp DS:
– Hình dạng :
+ Năm 1989: đáy rộng, thân thu hẹp, đỉnh nhọn
+ Năm 1999: đáy thu hẹp, thân mở rộng, đỉnh rộng hơn.
– Cơ cấu dân số theo độ tuổi:
+ Nhóm tuổi 0- 14t năm 1989 có tỉ lệ khá cao 39%, 1999 có tỉ lệ tương đối thấp 33,5% .
+ Nhóm tuổi 15- 59t năm 1989 có tỉ lệ cao 53,8% , năm 1999 có tỉ lệ cao hơn 58,4%.
– Nhóm tuổi trên 60t 1989 tương đối thấp 7,2%, 1999 có tỉ lệ cao hơn 8,1%.
– Tỉ lệ dân số phụ thuộc năm 1989 là 86%, năm 1999 là 71,2%, còn cao nhưng đã giảm so với 1989.
Bài tập 2: Nhận xét và giải thích:
– Sau 10 năm nhóm tuổi 0-14 t giảm mạnh từ 39% còn 33,5% (giảm 5,5%) nhờ những tiến bộ về y tế, đặc biệt nhận thức về KHHGĐ của người dân được nâng cao.
– Nhóm tuổi 15- 59t tăng khá nhanh từ 53,8% – 58,4%( tăng 4,6%)do hậu quả của thời kì BNDS, khiến nhóm tuổi lđ hiện nay tăng cao.
-Nhóm tuổi trên 60 tăng chậm từ 7.2- 8.1%( tăng 0,9%) nhờ CLCS được cải thiện.
Bài tập 3:
* Thuận lợi :
– Lực lượng lao động dồi dào
– Nguồn dự trữ lao động đông
– Thị trường tiêu thụ lớn, kích thích nền KT phát triển.
* Khó khăn :
– Nhóm người phụ thuộc cao đặt ra nhu cầu lớn về giáo dục, đào tạo, y tế, dinh dưỡng, du lịch nghỉ dưỡng .
– Gây áp lực trong v/đ giải quyết việc làm và nhiều vấn đề XH khác
*Biện pháp:
– Có chính sách phát triển DS hợp lí, phù hợp với phát triển KT- XH
– Tập trung đầu tư giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng kịp thời cho quá trình hội nhập và phát triển KT.