Bài 1: Các Phép Chiếu Bản Đồ

Bài 1: Các Phép Chiếu Bản Đồ

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Bài 2: Một Số Phương Pháp Biểu Hiện Các Đối Tượng Địa Lý Trên Bản Đồ

MỤC TIÊU

  • Nêu rõ được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.
  • Hiểu rõ được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.
  • Phân biệt được một số dạng lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của bản đồ. Từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó của phép chiếu hình bản đồ nào.
  • Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào tương đối chính xác, khu vực nào kém chính xác.
  • Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.

NỘI DUNG CHÍNH

1- Khái niệm

– Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là Bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về 1 khu vực hoặc toàn bộ bề mặt Trái đất trên 1 mặt phẳng.

Tại sao phải dùng phép chiếu hình bản đồ? 

– Vì bề mặt Trái đất cong khi thể hiện trên 1 mặt phẳng các khu vực khác nhau  trên bản đồ thường không chính xác như nhau-> Tuỳ theo yêu cầu của bản đồ người ta dùng các phép chiếu hình bản đồ khác  nhau.

=>Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với 1 điểm trên mặt phẳng.

2- Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản:

  • Phép chiếu phương vị.
  • Phép chiếu hình nón.
  • Phép chiếu hình trụ.
a/ Phép chiếu phương vị:
  • Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.
  • Tùy theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với quả địa cầu có các phép chiếu phương vị khác nhau.
  • Phép chiếu phương vị đứng.
    • Mặt phẳng tiếp xúc quả địa cầu ở cực.
    • Kinh tuyến là đường thẳng đồng quy ở cực.
    • Vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm ở cực.
    • Khu vực mặt phẳng tiếp xúc là chính xác (cực)
b/ Phép chiếu hình nón:
  • Là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là mặt nón, sau đó triển khai ra mặt phẳng.
  • Phép chiếu hình nón đứng, nghiêng, ngang.
  • Phép chiếu hình nón đứng.
    • Hình nón tiếp xúc với quả địa cầu tại một vòng vĩ tuyến.
    • Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón.
    • Vẽ bản đồ ở các khu vực vĩ độ trung bình.
c/ Phép chiếu hình trụ:
  • Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là hình trụ, sau đó triển khai ra mặt phẳng.
  • Phép chiếu hình trụ đứng, nghiêng, ngang.
  • Phép chiếu hình trụ đứng.
    • Hình trụ tiếp xúc quả địa cầu theo vòng xích đạo.
    • Kinh, vĩ tuyến là các đường thẳng song song.
    • Vùng xích đạo tương đối chính xác.

Thảo luận cho bài: Bài 1: Các Phép Chiếu Bản Đồ