Bài 5: Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất

Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất

Mời các bạn tham khảo thêm:

Phân phối chương trình địa lý 10 ( cơ bản)

MỤC TIÊU BÀI HỌC

– Nhận thức được vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ mặt trời, trong đó có trái đất chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong vũ trụ.

– Hiểu khái quát về hệ mặt trời, trái đất trong hệ mặt trời.

– Giải thích được các hiện tượng, sự luân phiên ngày – đêm, giờ trên trái đất. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên trái đất.

– Dựa vào các hình trong sách giáo khoa, xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời, vị trí của trái đất trong hệ mặt trời.

– Xác định được các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt đất.

– Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành, phát triển của các thiên thể


NỘI DUNG CHÍNH

I- Khái quát về vũ trụ, hệ mặt trời, trái đất trong hệ mặt trời.

1- Vũ trụ:

Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

Phân biệt thiên hà (nhiều thiên thể), giải Ngân Hà là thiên hà có chứa hệ mặt trời. 

2- Hệ mặt trời:

he-mat-troi

– Là một tập hợp các thiên thể nằm trong giải Ngân Hà (mặt trời, các hành tinh, thiên thể và các đám bụi khí)

– Gồm 9 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh, Diêm vương tinh.

Hệ Mặt Trời (cũng được gọi là Thái Dương Hệ)  là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.

3- Trái đất trong hệ mặt trời:

– Vị trí thứ ba trong hệ mặt trời (khoảng cách 149,6 triệu km).

– Nhận lượng nhiệt, ánh sáng đảm bảo cho sự sống.

– Trái đất tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời.

trai-dat-tu-quay

II- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất:

1- Sự luân phiên ngày đêm

Do trái đất hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiên tượng ngày đêm

2- Giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc tế.

– Giờ địa phương: Các điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau.

– Chia trái đất 24 múi giờ, mỗi múi giờ cách 150.

– Giờ múi: Các địa phương mằm cùng một múi giờ.

– Giờ quốc tế: Giờ ở múi số 0.

– Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 1800 (Tây –> Đông lùi 1 ngày và ngược lại)

3- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:

– Khi trái đất tự quay quanh trục, các vật thể chuyển động trên bề mặt trái đất bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit.

– Bán cầu Bắc: Vật chuyển động lệch về hướng bên phải.

– Bán cầu Nam: Vật chuyển động lệch về bên trái.

– Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động của các khối khí dòng biển.

Thảo luận cho bài: Bài 5: Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất