Tuần 4: Luyện từ và câu (Từ trái nghĩa)

Tuần 4: Luyện từ và câu (Từ trái nghĩa)

Tuần 3: Chính tả Thư gửi các học sinh

Câu 1: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong những thành ngữ, tục ngữ dưới đây:

a) Gạn đục khơi trong.

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

c) Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Gợi ý:

Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ đã cho, như sau:

a) Gạn đục khơi trong.

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

c) Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Câu 2: Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ.

a) Hẹp nhà  ………….   bụng

b) Xấu người  …………. nết

c) Trên kính …………. nhường

Gợi ý: Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các tục ngữ, thành ngữ, như sau:

a) Hẹp nhà rộng bụng.

b) Xấu người đẹp nết.

c) Trên kính dưới nhường.

d) Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

Câu 3: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:

a) hòa bình             b) thương yêu

c) đoàn kết             d) giữ gìn

Gợi ý: Tìm từ trái nghĩa với các từ đã cho như sau:

a) hòa bình >< chiến tranh, xung đột..

b) thương yêu >< ghét bỏ, thù ghét, căm thù…

c) đoàn kết >< chia rẽ, bè phái…

d) giữ gìn >< phá hoại, hủy hoại, phá bỏ…

Câu 4: Đặt hai câu đế phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được.

Gợi ý: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được, như sau:

– Chung sống hòa bình là nguyện vọng của toàn nhân loại.

– Chiến tranh gây ra bao nỗi bất hạnh cho con người.

 

TIẾT 2: TỪ TRÁI NGHĨA

Câu 1: Tìm những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) Ăn ít ngon nhiều

b) Ba chìm bảy nổi

c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối

d) Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà, kính già, già để tuổi cho.

Gợi ý:  Những từ trái nghĩa nhau trong các thành ngữ, tục ngữ sau là:

a) Ăn ít ngon nhiều.

b) Ba chìm bảy nổi.

c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

d) Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà, kính già, già để tuổi cho.

Câu 2: Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm.

a) Trần Quốc Thảo tuổi nhỏ mà chí ….

b) Trẻ ….. cùng đi đánh giặc.

c) ….. trên đoàn kết một lòng.

d) Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn ……….. sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa chiến tranh hủy diệt.

Gợi ý:

a) Trần Quốc Thảo tuổi nhỏ mà chí lớn.

b) Trẻ già cùng đi đánh giặc.

c) Dưới trên đoàn kết một lòng.

d) Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa chiến tranh hủy diệt.

Tuần 4: Luyện từ và câu (Từ trái nghĩa)

Tuần 4: Luyện từ và câu (Từ trái nghĩa)

Câu 3: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a) Việc …. nghĩa lớn

b) Áo rách khéo vá, hơn lành ……… may.

c) Thức …… dậy sớm

d) Chết ……… còn hơn …  đục

Gợi ý: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống như sau:

a) Việc nhỏ nghĩa lớn.

b) Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

c) Thức khuya dậy sớm.

d) Chết trong còn hơn sống đục.

Câu 4: Tìm những từ trái nghĩa nhau:

a) Tả hình dáng                 b) Tả hành dộng

c) Tả trạng thái                  d) Tả phẩm chất

Gợi ý: Tìm những từ trái nghĩa nhau theo những nội dung đã cho như sau:

a) Tả hình dáng:

– thấp >< cao; lùn >< cao; béo >< gầy; mập >< ốm; to con >< nhỏ con ….

b) Tả hành động:

– khóc >< cười; đứng >< ngồi; im lặng >< ồn ào

c) Tả trạng thái:

– cười vui >< buồn bã; lạc quan >< bi quan; hạnh phúc >< bất hạnh; khỏe >< yếu; nhiệt tình >< thờ ơ; vui vẻ >< buồn rầu…

– vui sướng >< đau khổ; khỏe >< yếu; sướng >< khổ…

d) Tả phẩm chất:

– tốt >< xấu; khiêm tốn >< kiêu cáng; hiền >< dữ; dũng cảm >< nhát gan; trung thực >< dối trá; cao thượng >< hèn hạ; giản dị >< cầu kì; trung thành >< phản trắc; cao thượng >< thấp hèn.

Câu 5: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập trên.

Gợi ý: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa:

– Anh ấy là một người cao thượng.

– Nó là một kẻ thấp hèn.

Thảo luận cho bài: Tuần 4: Luyện từ và câu (Từ trái nghĩa)