Tả hình dáng và tính tình của một cụ già mà em rất kính yêu
Đề bài: Tả hình dáng và tính tình của một cụ già mà em rất kính yêu (cụ già đó có thể là ông, bà hoặc người em quen).
Hướng dẫn lập dàn bài
1. Mở bài
Giới thiệu cụ già định tả:
+ Khái quát tình cảm của em đối với cụ già.
+ Mối quan hệ tình cảm, tình yêu và sự quý trọng của em đối với cụ già.
2. Thân bài
* Tả khái quát về cụ già:
+ Tuổi tác…
+ Hoàn cảnh sống…
* Tả những đặc điếm về hình thể:
+ Dáng người: nhỏ nhắn, gầy gò, cao ráo, mập mạp…
+ Mái tóc, khuôn mặt, hàm răng, dáng đi điệu đứng, nụ cười…
* Tả tính tình ông cụ:
+ Tình cảm của ông cụ đối với bà con lôi xóm…
+ Tình cảm đối với trẻ nhỏ trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày.
3. Kết bài
* Cảm nghĩ của em về ông cụ:
+ Thương yêu kính trọng.
+ Quan tâm chăm sóc sức khỏe của cụ.
+ Luôn làm việc học tập để xứng đáng là cháu ngoan của cụ.
Bài làm
Những lúc học bài và làm xong một số công việc ba mẹ giao cho, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà không chỉ ở chỗ bà như nội của em mà còn ở hoàn cảnh, cuộc sống, tình cảm của bà đôi với em, với lũ nhỏ chúng em trong xóm nữa.
Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi. Cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe nội em nói: “Cuộc đời bà Năm Hợi là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. Chĩ có hơn hai năm nay, bà mới được ơ ngôi nhà tường mái ngói như bây giờ là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ”. Ngôi nhà tình nghĩa mà ủy ban nhân dân xã xây cất cho bà là niềm an ủi cho ba, là tình thương của làng xã dành cho bà những năm cuối đời. Đây cũng là nguồn động viên cho tuối già và cũng làm mát lòng mát dạ hương hồn của ba người con nơi chín suối đã hi sinh vì dân vi nước. Hôm bà được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” một lượt với nội, bà nghẹn ngào trong nỗi đau và hạnh phúc, không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo… Nội còn nói: “Giá như thằng Hợi, thằng Hoàng để lại cho bà một vài đưa cháu cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào ra đi cũng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!”.
Bà già yếu như vậy nhưng lúcc nào nhà cửa cũng sạch sẽ tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng kính yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm. Những đợt tuyền quân hàng năm là những ngày bà vắng nhà thường xuyên. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường, lối xóm đã góp phần không nhỏ động viên con em lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện. Nào là chuyện thần thoại, cô tích, chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện của chú Hoàng, chú Hợi… Bao nhiêu là chuyện. Chuyện nào chuyện ấy thật hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thoảng qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu được tinh thần chiến đấu và sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh giữ nước vừa qua. Sự hi sinh của những lớp người đi trước thật là lớn lao và cũng thật là anh hùng vĩ đại. Những năm ác liệt ấy, không phải chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ trong đội quân tóc dài của những ngày Đồng Khỏi oanh liệt năm sáu mươi.
Cuộc đời bà là một vầng trăng đẹp tỏa sáng muôn nơi. Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng yêu. Thường thường trước lúc chia tay với bà, chúng em gửi lại bà tất cả tình yêu thương kính trọng của những đứa cháu qua lời ca của nhạc phẩm Cháu yêu bà: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng, màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”.