Tuần 16: Luyện từ và câu (Tổng kết vốn từ)
Tuần 17: Chính tả Người mẹ của 51 đứa con
Câu 1: Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ sau:
a) Nhân dân c) Dũng cảm
b) Trung thực d) Cần cù
Gợi ý: Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ cho trước, như sau:
a) Nhân hậu
+ Đồng nghĩa: nhân nghĩa, nhân ái, nhân từ, phúc hậu, phúc đức…
+ Trái nghĩa: bất nhân, bất nghĩa, ác độc, tàn bạo, tàn nhẫn, vô đạo, bạo tàn…
b) Trung thực
+ Đồng nghĩa: thẳng thắn, thật thà, ngay thẳng, thành thật…
+ Trái nghĩa: dối trá, lừa lọc, mánh khóe, gian giảo, giả dối, gian manh, lừa đảo, lừa lọc…
c) Dũng cảm
+ Đồng nghĩa: gan dạ, anh dũng, bạo gan
+ Trái nghĩa: nhát gan, hèn nhát, nhát như cáy… .
d) Cần cù
+ Đồng nghĩa: siêng năng, chịu khó, nhẫn nại, chuyên cần, chăm chỉ…
+ Trái nghĩa: biếng nhác, làm biếng, lười nhác…
Câu 2: Đọc bài văn Cô Chấm (SGK TV5 tập 1 trang 156).
Cho biết Cô Chấm là người có tính cách như thế nào? Nêu những chi tiết và từ ngữ minh họa cho nhận xét của em.
Gợi ý: Đọc bài văn Cô Chấm cô Chấm có tính cách sau đây:
– Tính trung thực, thẳng thắn.
– Chăm chỉ, siêng năng.
– Nặng tình cảm, dễ xúc động.
* Những chi tiết và từ ngữ thế hiện tính cách của cô Chấm:
– Tính trung thực, thẳng thắn:
+ “Đôi mắt Chấm định nhìn ai thì dám nhìn thẳng.”
+ “Nghĩ thế nào Chấm dám nói thế.”
+ “Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Với mình, Châm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Chấm thẳng như thế nhưng không bị ai giận, vì người ta biết trong bụng Châm không có gì độc địa.
– Chăm chỉ siêng năng
+ Chấm cần cơm và lao động để sống.
+ Chấm hay làm, đó là một nhu cầu của sự sông, không làm chân tay nó bứt rứt.
+ Tết, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, có bắt ở nhà cũng không được.
Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng mưa để cho cây lúa mọc lên…
– Nặng tình cảm, dễ xúc động
+ Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương… khóc gần suổt buổi. Đêm ấy ngủ trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt (vì những cảnh ngộ trong phim).
TIẾT 2: TỔNG KẾT VỐN TỪ
Câu 1: Tự kiểm tra vốn từ của mình.
a) Xếp các tiếng sau đây thành những nhóm đồng nghĩa: đỏ, trắng, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son.
b) Tìm các tiếng cho trước trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp:
(đen, thâm, mun, huyền, ô, mực)
– Bảng màu đen gọi là bảng ……….
– Mắt màu đen gọi là mắt ………
– Ngựa màu đen gọi là ngựa……
– Mèo màu đen gọi là mèo……..
– Chó màu đen gọi là chó ………
– Quần màu đen gọi là quần ……….
Gợi ý:
a) Xếp các tiếng sau đây thành những nhóm đồng nghĩa:
– đỏ, son, điều
– xanh, biếc, lục
– trắng, bạch
– hồng, đào
b) Điền các tiếng cho trước thích hợp vào chỗ trống, như sau:
– Bảng màu đen gọi là bảng đen.
– Mắt màu đen gọi là mắt huyền.
– Ngựa màu đen gọi là ngựa ô.
– Mèo màu đen gọi là mèo mun.
– Chó màu đen gọi là chó mực.
– Quần màu đen gọi là quần thâm.
Câu 2-3: Đọc bài văn “Chữ nghĩa trong văn miêu tả” (SGK TV5 tập 1 trang 160), em hãy đặt câu theo một trong những yêu cầu sau:
a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy.
b) Miêu tả đôi mắt của em bé.
c) Miêu tả dáng đi của một người.
Gợi ý: Đặt câu theo những yêu cầu sau:
a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy.
– Con sông Kiên Giang vốn trong xanh hiền hòa là thế, vậy mà khi mùa mưa xuống, nước bạc ầm ầm đổ về trông nó hung tợn như một kẻ ham chơi bạt mạng.
b) Miêu tả đôi mắt của em bé.
– Đôi mắt của bé Hà sáng trong như trời mùa thu.
c) Miêu tả dáng đi của một người.
– Cái tính cách trầm tĩnh của bác ấy dường như cũng được biểu hiện trong cả dáng đi, điệu đứng của mình: chậm và chắc từng bước một.