Tuần 14: Luyện từ và câu (Thiên nhiên)
Tuần 15: Chính tả Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Câu 1: Đọc đoạn văn cho trước (SGK-TV5 tập 1 trang 137). Tìm danh từ riêng và ba danh từ chung trong đoạn văn.
Gợi ý: Đoạn văn cho trước gồm các danh từ riêng và danh từ chung sau đây:
– Danh từ riêng: Nguyên
– Danh từ chung: giọng, hàng, nước mắt, vệt, má, cậu, con trai, tay, mặt, ánh đèn, tiếng đàn ….
Câu 2: Nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học.
Gợi ý: Quy tắc viết hoa danh từ riêng:
Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành danh từ riêng ấy. Ví dụ:
– Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh
– Thanh Hóa, Bến Tre, Sài Gòn
* Đối với tên người và tên địa lí nước ngoài được phiên âm qua âm Hán Việt thì theo quy tắc tiếng Việt: Ví dụ:
– Không Tử, Quách Mạt Nhược, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Hi Lạp, La Mã…
– Bắc Kinh, Tây Ban Nha v.v…
* Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng ấy. Nếu bộ phận nào có nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối. Ví dụ: Pa-ri, An-pơ, Vích-to Huy-gô, A-ri-ôn, A-lếch-xây…
Câu 3: Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài tập 1.
Gợi ý: Đại từ xưng hô ở trong bài tập 1, gồm:
– Tôi, chúng tôi (đại từ thường dùng).
– Chị, cậu, ba (danh từ dùng làm đại từ).
Câu 4: Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1:
a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai – làm gì?
b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai – thế nào?
c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai – là gì?
d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai – là gì?
Gợi ý: Tìm trong đoạn văn ở bài tập (1):
a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai — làm gì?. Đó là từ:
– Nguyên / quay sang tôi, giọng nghẹn ngào, (danh từ)
– Tôi / nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má. (đại từ)
– Nguyên / cười rồi đưa tay lên quệt má. (danh từ)
– Tôi / chẳng buồn lau mặt nữa. (đại từ)
– Chúng tôi / đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu. (đại từ)
b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong câu kiểu Ai – thế nào?. Đó là từ:
– Một mùa xuân mới / bắt đầu. (cụm danh từ)
c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai – là gì?. Đó là từ:
– Chị / là chị gái của em nhé! (danh từ dùng làm đại từ)
– Chị/ sẽ là chị của em mãi mãi. (danh từ dùng làm đại từ)
d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai – là gì?.
Đó là:
– Chị / là chị gái của em nhé! (danh từ làm vị ngữ phải có từ là đi trước)
– Chị / sẽ là chị của em mãi mãi. (danh từ làm vị ngữ phải có từ là đi trước)
TIẾT 2: TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
Câu 1: Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại đã cho.
Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào tôi thấy ở khóe mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nưđc mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay, ba bỏ con một mình ba ơi!
Động từ |
Tính từ |
Quan hệ từ |
Gợi ý: Xếp các từ in đậm đã cho vào bảng phân loại như sau:
Động từ | Tính từ | Quan hệ từ |
trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ | xa, vời vợi, lớn | qua, ở, với |
Câu 2: Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng sáu nóng bức. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn ấy.
Gợi ý: Đoạn văn ngắn tả người mẹ dựa theo ý thơ của Trần Đăng Khoa trong bài Hạt gạo làng ta, như sau:
Em vô cùng cảm động về hình ảnh của một người mẹ được nhà thơ Trần Đăng Khoa mô tả trong bài thơ Hạt gạo làng ta của mình. Một người mẹ vất vả quanh năm “một nắng hai sương” để làm ra hạt gạo. Hạt gạo mẹ làm ra chứa đựng trong ấy cả mồ hôi, nước mắt và cả sức lực của mẹ để chống chọi lại với cái “bão tháng bảy”, cái “mưa tháng ba”, cái nắng gay gắt như đổ lửa của “trưa hè tháng sáu”. Hạt gạo ấy chính là hạt vàng.
* Chỉ ra một động từ, một tính từ, một quan hệ từ, như sau:
– Động từ: làm ra, chống chọi, đổ lửa…
– Tính từ: vất vả, gay gắt
– Quan hệ từ: về, của, và…