Soạn bài: Tập đọc Lòng dân (tiếp theo)

TUẦN 3: TẬP ĐỌC

Soạn bài: Tập đọc Lòng dân (tiếp theo)

Soạn bài: Tập đọc Nghìn năm văn hiến

A. KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM

  • Đọc đúng văn bản kịch.
  • Phân biệt lời nói, giọng điệu của từng nhân vật.
  • Ngữ điệu của từng nhân vật. Ngữ điệu phù hợp với từng kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm.
Soạn bài: Tập đọc Lòng dân (tiếp theo)

Soạn bài: Tập đọc Lòng dân (tiếp theo)

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

Câu 1: An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?

Trả lời: An trả lời tụi lính ông này (chỉ người cán bộ) không phải tía, làm cho bọn chúng cứ tưởng An sợ sẽ khai thật. Nhưng không ngờ An cũng là một cậu bé dũng cảm, thông minh như mẹ mình. An nói tiếp: Cháu.. kêu bằng ba, chứ hổng phải tía, làm cho bọn chúng cụt hứng, trơ trẽn.

Câu 2: Những chi tiết nào trong đoạn kịch cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?

Trả lời: Đó là những chi tiết:

+ Giả vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào.

+ Lấy giấy tờ của chồng (thật), nói tên tuổi của chồng, tên bố chồng để người cán bộ biết mà nói theo khi bọn giặc có hỏi để trả lời.

Câu 3: Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

Trả lời: Vở kịch được đặt tên là Lòng dân vì: Vở kịch đã thể hiện tấm lòng vì cách mạng của người dân. Người dân sẵn sàng hi sinh vì cách mạng.

* Nội dung chính: Ca ngợi sự dũng cảm, thông minh tài trí của mẹ con dì Năm đánh lừa được bọn giặc để cứu cán bộ cách mạng. Qua đó thể hiện lòng dân đối với cách mạng.

Thảo luận cho bài: Soạn bài: Tập đọc Lòng dân (tiếp theo)