Phân tích nghệ thuật tả cảnh tả người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
Đề bài:
Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Lấy hai đoạn trích Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân để chứng minh.
Bài làm:
Về nội dung tư tưởng của Truyện Kiều thì có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, nhưng về nghệ thuật thì xưa nay mọi người đều thống nhất là đạt tơi mức tuyệt diệu.
Người ta khen bút pháp nghệ thuật quán triệt từ đầu đến cuối truyện, khen lối phục bút của Nguyễn Du. Người ta khen đủ loại văn của Nguyễn Du, từ tự sự, đối thoại đến tả cảnh, tả người, lối nào ra lối ấy, mà bao giò cũng tự nhiên, gãy gọn, thấu tình đạt lí, sinh động như cuộc sống muôn màu nhưng lại thực hơn cả hiện thực.
Bút pháp tả cảnh, tả người của Nguyễn Du cũng vẫn theo truyền thông có sẵn trong văn chương như ước lệ hoặc tả cảnh ngụ tình. Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nồi bật tâm trạng. Nhiều khi tác giả không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà thông qua miêu tả cảnh vật để gợi lên tâm trạng. Tơ liễu bóng chiều thướt tha là nỗi vấn vương trong lòng Thúy Kiều và Kim Trọng ở buổi đầu gặp gỡ. Cảnh trời đất tối sầm. Đùng đùng gió giục mây vần là tâm trạng đau khổ, hãi hùng của Thúy Kiều lúc bị bắt buộc rời bỏ những người thân yêu, rời bỏ quãng đời êm đềm, trong sáng để dấn thân vào quàng đời gió bụi. Cùng một vầng trăng diễn tả không biết bao nhiêu tâm trạng. Trăng đêm Thúy Kiều gặp gỡ, thề nguyền với Kim Trọng ở vườn Thúy tròn đầy, đẹp đẽ: Vầng trăng vằng vặc giữa trời. Trăng hiu quạnh đêm chia tay với Thúc Sinh : Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. Trăng vô hồn, nhạt nhẽo chốn lầu xanh : Lần thâu gió mát trăng thanh. Trăng lạnh lẽo, hãi hùng trong đêm Kiều trốn khỏi nhà Hoạn Thư …
Cảnh vật trong Truyện Kiều cũng là một “nhân – vật” luôn luôn hiện diện, một nhân vật im lặng nhưng thấu hiểu tâm trạng con người. Chúng ta hãy lấy đoạn trích Cảnh ngày xuân làm ví dụ để chứng minh rằng nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du đã đạt. đến trình độ điêu luyện.
Phân tích nghệ thuật tả cảnh tả người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
Nhắc đến mùa xuân là nhắc tới hình ảnh của chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong xanh, cao rộng:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Câu thơ trên còn mang ý nghĩa chỉ thời gian. Ngày xuân thấm thoắt qua mau. Tháng giêng, tháng hai đã hết. Bước sang tháng ba với tiết Thanh minh tảo mộ, đâu đâu cùng tràn ngập màu sắc, ngời ngời sức sống của mùa xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Tưởng chừng như màu xanh bát ngát của cỏ non nối liền với sắc xanh vời vợi của bầu trời làm mát mắt và mát cả tâm hồn khách du xuân. Trên cái nền tươi xanh ấy nồi bật lên sắc trắng tinh khôi của mấy đóa hoa lê vừa nở. Nguyễn Du tỏ ra nắm rất vững nghệ thuật hội họa. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân mà ông miêu tả có xa và gần, cao và thấp, có diện và điểm, có động và tình… Màu sắc vừa tương phản vừa hài hòa. Đường nét thanh tú, uyển chuyên, hình ảnh đẹp đè có khả năng gợi tả, gợi cảm cao. Chỉ bằng hai câu thơ lục bát mà thi hào đã thế hiện được một cách thần tình sức sông mạnh mẽ của mùa xuân. Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du đã dệt nên bức tranh xuân tuyệt mĩ bằng ngôn ngữ thơ ca. Quả đúng là “thi trung hữu họa”.
Không gian mênh mông, khoáng đãng, tiết xuân mát mẻ, êm đềm, cảnh xuân phơi phới, tươi đẹp… rất hợp với nhu cầu giao cảm tâm linh của con người. Sự cách biệt giữa hai thế giới âm dương hầu như đã bị xóa nhòa bởi nhịp sống rộn ràng, náo nức:
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm…
Hoà giừa dòng người đông đúc ấy, ba chị em Thuý Kiều cùng nhau thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên và tâm hồn cũng phơi phới niềm vui.
Nhưng nói như Nguyễn Du: Ngày vui ngắn chẳng tày gang. Ánh thiều quang rực rỡ của ngày xuân nhanh chóng lụi tàn, nhường chỗ cho bóng tà dương:
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn đan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Đọc kĩ, chúng ta sẽ nhận ra một điều là bức tranh mùa xuân mà Nguyễn Du miêu tả không đơn thuần chỉ là cảnh thực mà còn là bức tranh tâm cảnh được nhìn qua đôi mắt đầy tâm trạng của Thúy Kiều.
Đang sống trong chăn ấm đệm êm: Êm đềm trướng rủ màn che, lần đầu tiên chị em Thúy Kiều làm một cuộc viễn du nhân tiết Thanh minh. Tất nhiên, mọi điều đối với Thúy Kiều đều mới lạ. Từ cảnh: Gần xa nô nức yến anh…, đến cảnh: Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm… đều mang lại cho nàng cảm giác ngỡ ngàng, thích thú và tâm hồn người con gái mới bước vào tuổi cài trâm (cập kê) cũng háo hức, xốn xang.
Nhưng phút vui không dài. Lúc hoàng hôn, khách du xuân đã thưa vắng và nắng đã nhạt nhòa thì Thúy Kiều lại rơi vào trạng thái bâng khuâng khó tả trước cảnh: Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bác ngang. Có một cái gì đó u uẩn, kì bí dẫn dắt bước chân nàng đến với điềm báo trước số mệnh đoạn trường. Đó là mả Đạm Tiên – một kĩ nữ Nổi danh tài sắc một thời. Ngôi mả ấy giờ đây chỉ là: Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh, không ai thăm viếng, lạnh lẽo khói nhang. Cũng chính tại chỗ này, Thúy Kiều đã nghe Vương Quan kể về Đạm Tiên và số kiếp người con gái tài hoa bạc mệnh ấy bắt đầu vận vào cuộc đời Thúy Kiều.
Nguyễn Du tả cảnh thường ngụ tình. Cảnh buồn hay vui là tùy thuộc vào tâm trạng con người. Dù tả thực hay ước lệ, Nguyễn Du cũng vẫn giữ vững nguyên tắc mà ông đã đúc kết trong nhận định : Người buồn cảnh cổ vui đâu bao giờ!
Trong Truyện Kiểu, thành công lớn nhất của Nguyễn Du vần là sự sáng tạo nên những hình tượng nhân vật điển hình thực hơn cả những con người thực ngoài đời. Mỗi nhân vật, Nguyễn Du chỉ vẽ bằng một vài nét mà người nào ra người nấy, bên ngoài và bên trong phù hợp khít khao, làm cho tính cách nổi bật. Cách tả người của Nguyễn Du thật, đặc biệt. Có khi là dáng vẻ bề ngoài, có khi là một vài hành động, lời nói, có khi là nhận xét về tính cách… nhưng đã thể hiện được những đặc điểm điển hình, tiêu biểu cho một loại người, một giai cấp cụ thể trong xã hội. Mã Giám Sinh là một tên con buôn vô lại thì nói năng theo kiểu Cò kè bớt một thêm hai, Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm. Tú Bà là một mụ chủ thanh lâu tham lam, độc ác nên: Nhác trông nhờn nhợt màu da, Ăn gì to béo đẫy đà làm sao. Sở Khanh là một tên lưu manh lừa lọc, trâng tráo nấp dưới cái vỏ thư sinh: Hình dung yểu điệu, áo khăn dịu dàng. Nhưng chỉ cần tả một hành động ám muội: Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào là Nguyễn Du đã vạch trần chân tướng bẩn thỉu của hắn. Hoạn Thư là một tiểu thư con quan, chuyên cậy thần cậy thế để hại người thì: Bề ngoài thơn thớt nói cười, Bề trong nham hiểm giết người không dao. Viên quan tổng đốc Hồ Tôn Hiến thì được tả là: Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình. Cái tài của nhà thơ là khi miêu tả nhân vật, ông chỉ cần dùng một từ thật đắc địa là đã lột tả chính xác tính cách của nhân vật ấy. Với từ Cò kè đậm chất chợ búa, nhà thơ đã cởi sạch áo mũ Giám sinh giả, vạch trần bản chất con buôn của Mã Giám Sinh. Hình ảnh nhờn nhợt màu da miêu tả chính xác hạng người chuyên sống trong bóng tối, lấy đêm làm ngày. Và từ ngây đã giết chết tươi tên quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến.
Nhưng không nhân vật nào được Nguyễn Du miêu tả và thể hiện kì càng, sâu sắc bằng nhân vật Thúy Kiều. Thúy Kiều rạo rực tình xuân trong đêm trăng tiết Thanh minh. Thúy Kiều bâng khuâng khi tình mới bén. Thúy Kiều vừa e lệ vừa chủ động khi nhận lời thề nguyền vàng đá với Kim Trọng. Thuý Kiều vui mừng, hồi hộp khi cùng người yêu tình tự. Thúy Kiều can đảm nhận trách nhiệm hi sinh để cứu lấy cha và em rồi đứt ruột đứt gan khi phải lõi hẹn với Kim Trọng, phải lìa cửa lìa nhà để dấn thân vào quăng đời gió bụi. Nàng đau khổ khi bị hành hạ, lừa gạt.
Nàng chán chường, nhục nhã, túi thân, tủi phận khi phải sông đời kĩ nừ chốn thanh lâu… Bao nhiêu diễn biến phức tạp trong tâm trạng người thiếu nữ ấy suốt mười lăm năm, qua bao nhiêu cảnh ngộ khác nhau đều được Nguyễn Du miêu tả cặn kẽ, thấu đáo, khiến người đọc như trông thấy Thúy Kiều trước mắt, như cảm thấy trái tim mình cùng đập một nhịp với trái tim người con gái tài hoa bạc mệnh, cùng nàng đau khổ, giận hờn, xót xa, mong ước…
Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khai thác triệt để ưu thế của nghệ thuật ước lệ. Điều đó thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của ồng đối với Thúy Kiều, Thúy Vân, hai cô gái xinh đẹp xứng đáng với cách gọi có tính chất tôn vinh: Tố Nga.
Có thể nói Nguyễn Du đã dồn hết tâm huyết và tài năng của mình vào ngọn bút để làm nổi bật thần thái trong chân dung của hai chị em Thúy Kiều, mà bước đầu ông đã đánh giá khái quát:
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Nhà thơ lấy những nét đẹp trong thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người. Ở các nhà thơ khác, nếu tả theo công thức này thi nhân vật thường trở nên chung chung, mờ nhạt, nhưng vào tay Nguyễn Du, nó lại biến hóa khôn lường, đầy tài hoa, sáng tạo.
Chúng ta có thể tưởng tượng ra hình dáng của Thúy Kiều, Thúy Vân thanh tú, yểu điệu (mai cốt cách), tâm hồn trong trắng như sương, như tuyết (tuyết tinh thần). Rõ ràng, họ là con nhà nề nếp gia phong, được thụ hưởng một nền giáo dục đầy đủ và nghiêm cẩn.
Dụng ý, dụng công của nhà thơ thể hiện khá rõ qua cách lựa chọn hình ảnh và từ ngữ miêu tả. Ngay ca việc tại sao ông lại không tả Thúy Kiều trước mà lại tả Thúy Vân trước cũng là điều để người đọc suy ngẫm.
Thúy Vân hiện lên với dang dấp đài các, kiêu sa của một tiểu thư dòng dõi con nhà:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Nàng có gương mặt phúc hậu, mắt phượng mày ngài. Nụ cười tươi như hoa mới nở, tiếng nói thánh thót như tiếng ngọc rơi trên mâm vàng:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Da nàng trắng hơn tuyết, tóc đen hơn mây. Có thể nói sắc đẹp của Thúy Vân dường như đã đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Nàng là kì công của Tạo hóa và Tạo hóa đã ban cho nàng nhan sắc “hoa nhường nguyệt thẹn”, “chim sa cá lặn” như cách nói thường thấy trong văn chương cổ điển. Vẻ đẹp của Thúy Vân không bị ai ganh ghét, đố kị. Nó báo trước đời nàng sau này sẽ là cuộc đời bình yên, viên mãn của một bậc phu nhân quyền quý giữa giàu sang, nhung lụa.
Thế nhưng vẻ đẹp trang trọng khác vời của Thúy Vân vẫn nằm trong khuôn khổ để người đời công nhận, thán phục và chiêm ngưỡng. Đặt Thúy Vân bên cạnh Thúy Kiều thì cái nhan sắc tuyệt mĩ ấy bỗng nhiên mờ nhạt hẳn, chỉ còn tác dụng như một phông nền để làm nổi bật vẻ đẹp lộng lẫy, phá vỡ mọi khuôn mẫu từ trước tới nay:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Nguyễn Du khẳng định chắc chắn như vậy và ông nhấn mạnh đến bản chất cái đẹp từ bên trong tỏa chiếu ra bên ngoài qua các tính từ đặc tả chính xác: sắc sảo mặn mà và sự đánh giá khái quát: So bề tài sác lại là phần hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du tả Thúy Vân chỉ bằng bốn câu, còn dành tới mười hai câu để ca ngợi vẻ đẹp Thúy Kiều. Tả Thúy Kiều, Nguyễn Du tập trung nhiều vào đôi mắt – cửa sổ tâm hồn – cũng là điểm sinh động nhất, cuốn hút nhất trên gương mặt người đẹp:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Vẫn là những hình ảnh ước lệ nhưng không sáo mòn. Ngược lại, dường như không còn gì hợp hơn để tả đôi mắt long lanh như nước hồ mùa thu, nét mày thanh tú như dáng núi mùa xuân của Thúy Kiều. Quả là đôi mắt mà ai trông thấy một lần, chắc chẳng thể nào quên.
Sắc đẹp của Thúy Kiều khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn. Theo quy luật, trên đời này phàm cái gì tốt đẹp đều khó mà giữ được bền lâu. Thúy Kiều đẹp đến mức khòng ai có thể so sánh nổi:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài dành họa hai.
Trong khi tả Thúy Kiều, Nguyễn Du đã hé lộ một dự cảm bất an về cuộc đời nàng, Kiều ắt sẽ bị người đời ghen ghét và đố kị.
Ngoài sắc đẹp hiếm cố như vậy, Kiều còn là một cô gái đa tài, nhất là tài chơi đàn đạt đến mức tuyệt kĩ:
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thỉ họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Cũng theo Nguyễn Du thì Chữ tài liền với chữ tai một vẩn: Thế mà Thúy Kiều lại có nhiều tài đến như vậy, hổi làm sao đời nàng chẳng truân chuyên?
Thúy Kiều linh cảm tương lai của mình sẽ đầy sóng gió. Điều đáng lo ngại ấy thấm đẫm trong từng nốt nhạc, từng câu chữ của thiên bạc mệnh mà Kiều đã soạn riêng cho mình:
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
Đọc những dòng thơ Nguyễn Du tả Thúy Kiều, ta thấy rỏ tình cảm yêu mến, trân trọng mà tác giả dành cho nàng, vẻ đẹp của Thúy Kiều ẩn chứa tài năng cùng với đức hạnh cao quý, tâm hồn phong phú và một thành tâm thiện ý. Đó là sự hội tụ cao nhất của vẻ đẹp mặn mà về hình thức và sắc sảo về trí tuệ, tạo nên chân dung bất hủ của người con gái tài sắc vẹn toàn.
Xưa nay, mọi người không ngớt tán dương tài năng nghệ thuật xuất sắc của Nguyễn Du, nhưng có một vấn đề cần phải luôn luôn chú trọng vì đó là vấn đề chủ yếu và quan trọng nhất: thái độ của Nguyễn Du trước cuộc đời. Nguyễn Du vui buồn, cay đắng trong cuộc đời ấy. Nguyễn Du đã đứng trên lập trường nhân dân để suy nghĩ về bao điều trái ngược trong cuộc đời đã từng tự trả lời nhiều câu hỏi lớn lao nhưng không bao giờ thấy thỏa mãn. Trong đời Nguyền Du đã từng gặp, từng biết những con người đáng thương hoặc đáng nguyền rủa và thấu hiểu đến mức khi cầm bút vẽ lên hạng người nào là đúng chân dung của hạng người ấy. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong Truyện Kiều thành công là vì vậy.