Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

Phân tích hồi thứ 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái

Đề bài: Em hãy trình bày hiểu biết của mình Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Bài làm

Nguyễn Du (1765 I 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiền; quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thông về vàn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ Tiến sĩ, từng giữ chức tể tướng. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng làm quan to dưới triều Lê-Trịnh.

Nguyễn Du lớn lên trong hoàn cảnh thuận lợi và đầy đủ như thế không được bao lâu. Năm 9 tuổi, ông rnồ cổi cha, năm 12 tuổi lại mồ cồi mẹ. Cùng với sự sụp đổ của chế độ Lê-Trịnh, dòng họ Nguyễn lừng lầy hiển vinh cũng dần dần xiêu tán. Cho nên, tuy sinh trưởng trong gia đình quý tộc nhưtig từ nhỏ, Nguyễn Đu đả phải trải qua cuộc sống nhiều nỗi khổ sở, cơ cực-như dân thường. Nhiều lúc ông lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc, thậm chí không chốn nương thân.

Cuộc đời Nguyền Du gắn liền với những biến cô” lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kĩ XIX. Đây là một thời đại đầy biến động với hai đặc điếm nồi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, phong trào nông dân nồi lên khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn như cơn bão lớn quét sạch các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh thối nát và đánh tan hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.

Cuộ.c khởi .nghĩa Tây Sơn đã một phen thay đổi sơn hà, làm lung lay ý thức hệ tư tưởng của nhiều người, trong đó có Nguyễn Du. Phong trào Tây Sơn thất bại, triều Nguyễn được thiết lập; nhà thơ đã hướng ngòi bút vào hiện thực vừa Trải qua một cuộc bể dâu để ghi lại Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Trong suốt quãng đời lênh đênh lưu lạc, nhà thơ đã tiếp xúc với nhiều cảnh đời, nhiều con người và số phận khác nhau. Khi ra làm quan với nhà Nguyễn, ông được vua cử đi sứ Trung Quốc. Ông đã đi qua nhiều vùng đất rộng lớn, tiếp xúc với nền văn hóa Trung Hoa rực rỡ. Những biến động lớn lao của gia đình và xã hội đã tác động sâu sắc tới con người cùng sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

Nguyễn Du là con người có trái tim nhân hậu. Nhà thơ đã từng khẳng định: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Mộng Liên Đường chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều cũng đã đề cao tấm lòng nhân ái của Nguyễn Du đối với con người và cuộc đời: Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến củng phải thấm thìa, ngậm ngùi đau đớn đến đứt ruột Tố Như tử dụng tâm dà khổ, tự sự dã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình tha thiết. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cỏi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.

Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Nguyễn Du đạt tới tầm cỡ của một thiên tài văn học ở cả lĩnh vực chừ Hán lẫn chữ Nôm, đặc biệt là ở giá trị bất hủ của Truyện Kiều. về chữ Hán, Nguyễn Du có ba tập thơ: Thanh Hiên thị tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, với tổng sỏ” 243 bài. về chữ Nồm, ông có nhiều tác phẩm nhưng tiêu biểu nhất là Truyện Kiều. Truyện Kiều không những có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà mà còn có vị trí quan trọng trong đời sông tinh thần của dân tộc.

Truyện Kiều có nguồn gốc từ một tiểu thuyết Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy vậy, phần sáng tạo của Nguyễn Du hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm. Sụ sáng tao thể hiện từ nghệ thuật kể chuyện bằng thơ đến nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, tả người, tả cảnh… đều đạt tới trình độ điêu luyện.

Nội dung tác phẩm được tóm tắt như sau:

Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.

Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, song trong cảnh êm đềm tường rủ màn che bên cạnh cha mẹ Và hai em là Thúy Vân, Vương Quan. Trong dịp du xuân tiết Thanh Minh, Thúy Kiều gặp Kim Trọng. Tình yêu giữa hai người chớm nở. Nhân việc trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp gỡ Thúy Kiều. Sau đó hai người bày tỏ tâm tình và tự nguyện đính ước với nhau.

PHẦN THỨ HAI: Gia biến và lưu lạc.

Trong khi Kim Trọng về quê ở tận Liêu Dương để chịu tang người chú, gia đình Thúy Kiều bị tên bán tơ vu oan dẫn đên cảnh tội tù, tan nát. Thúy Kiều nhờ Thúy Vân trả món nợ tình cho Kim Trọng, còn nàng thì quyết định bán mình để lấy tiền chuộc cha.

Thúy Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt đẩy vào lầu xanh. Mến mộ tài sắc của nàng, Thúc Sinh đã chuộc nàng rá, cưới làm vợ lẽ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đọa, làm cho khốn khổ. Nàng phải trôn đến nương nhờ cửa Phật. Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người như Tú Bà nên lần thứ hai, Kiều lại rơi vào lầu xanh, ơ đây, Thúy Kiều gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải cưới Kiều làm vợ và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa tên quan tổng đốc Hồ Tôn Hiến nên Từ Hải bị giết chết. Thúy Kiều phải hầu đàn, hầu rượu cho Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình xuống sông Tiền Đường. Nàng được Giác Duyên cứu và lần thứ hai, nàng lại nương nhờ cửa Phật..

PHẨN THỨ BA: Đoàn tụ.

Sau nửa năm, Kim Trọng trở lại vườn Thuý để tìm Thuý Kiều. Hay tin gia đình nàng gặp cơn hoạn nạn và Kiều phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thuý Vân theo nguyện vọng của Thuý Kiều nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tinh đầu say đắm. Chàng quyết cất công đi tìm Thuý Kiều. Tình cờ gặp dược Giác Đuyên mà Kim, Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy.

Về nội dung, Truyện Kiều có hai giá trị lớn là hiện thực và nhân đạo.

Tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xả hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thông trị và sô” phận đau khổ của những con người bị áp bức, đặc biệt là bi kịch của người phụ nữ.

 Trước hết, tác giả tô” cáo tội ác của giai cấp phong kiến thống trị, trong xã hội người bóc lột người. Thường thường, chúng vẫn dùng chiêu bài đạo lí, nhân nghĩa đế che lấp tội ác. Với Truyện Kiều, Nguyền Du đã bóc trần bản chất xấu xa của chúng trước dư luận ngàn đời.

Bao nhiêu đau đớn, bất hạnh của con người được Nguyễn Du tập trung thể hiện trong nhân vật tiêu biếu là Tnuý Kiều. Bằng tài năng nghệ thuật kiệt xuất, ông đã làm cho nhân vật ây sống mãi với thời gian.

Cuộc đời trầm luân của Thuý Kiều xưa nay đã được bao người nhắc đến. Truyện Kiều ra đời cách đây đã mấy thế kỉ, vậy mà những lời thơ tâm huyết kia đến nay vẫn như còn nóng hổi, làm cho gan ruột người đọc quặn đau. Sức sông của tác phẩm và nhân vật vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu.

Cô gái họ Vương tài sắc vẹn toàn, lại có thêm một tâm hồn nhân hậu cao quý, biết thương mến và biết hi sinh. Lẽ ra, nàng phải được sông một cuộc đời hạnh phúc, được yêu, được làm vợ, làm mẹ. Nhưng không, xã hội phong kiến bạo tàn đã vồ lấy nàng, giật đóa hoa tình yêu thơm ngát mà nàng vừa mới dưa tay ra đón, vò nát tan tành. Gia đình nàng bỗng dưng bị thằng bán tơ vu oan và cách xử kiện của viên quan “ba trăm lạng” buộc Kiều phải bán mình chuộc cha, mở đầu tấn bi kịch của đời mình

Rồi từng lũ người đầu trâu mặt ngựa, bằng vu oan, bằng đểu cáng, hùa nhau lôi Thuý Kiều ra khỏi cảnh Êm đềm trướng rủ màn che và vòng tay nâng niu chiềụ chuộng của cha mẹ, để xô đấy nàng vào một cuộc đời nhơ bẩn, đoạ đày. Hqạn nạn nọ chưa qua, tai ương khác đã đến, liên tiếp trong suốt mười lăm năm trời. Có lúc tưởng như nhừng thế lực hắc ám đã buông tha Kiều và người con gái tội nghiệp kia mừng rỡ vì thoẩt nợ, nhưng liền ngay sau đó, giông tố lại nổi lên dữ dội hơn và bàn tay vô hình độc ác lại nhân nàng sâu hơn xuống bùn đen.

Mấy phen Thuý Kiều cố vươn lẽn, tìm cách thoát khỏi cảnh đời ô nhục. Lần đầu, nàng dùng dao để quyên sinh nhưng phản ứng nông nổi của nàng đã bị mưu mô xảo trá của mụ Tú Bà đánh bại. Lần thứ hái, nàng đành nhắm mắt đưa chân, phó thác phận mình cho anh chàng si tình họ Thúc. Nàng thừa biết đây nào phải là chuyện vợ chồng êm ấm, mà chỉ là Sắn bìm chút phận cỏn con. Nhưtig biết làm sao! Thà làm vợ lẽ vẫn còn hơn là sống cuộc đời khổ nhục của gái lầu xanh. Ay vậy mà bao nhiêu toan tính của nàng đều sụp đổ, chút ước mong được sống bình .yên với thân phận lẽ mọn cũng không thành.

Lần thứ hai, sau khi được Từ Hải chuộc ra khỏi lầu xanh và cưới làm vợ, Thuý Kiều đường đường trở thành một bậc phu nhân cao sang, quyền quý. Cũng vì thương người, ngậm ngùi trước cảnh Đống xương vô định đã cao bằng đầu mà nàng đã dùng hết những lí lẽ của Hồ Tôn Hiên đè khuyên Từ Hải ra hàng. Nàng mong thiên hạ thái bình để được trở về với cha mẹ, với quê hương.

Ác thay! Cái chế độ thôi nát thể hiện ở tên Tổng đốc trọng thần vừa bất tài, vừa đê tiện kia không thể dung nạp nổi một nguyện vọng bình thường, nhỏ nhoi như thế. Để trả lời cho ước mong bình dị của ngườỉ đàn bà khổ sở, tên Hồ Tôn Hiến phản phúc đã nhẫn tâm lừa giết chồng nàng và trơ tráo kiếm chác trên nhan sắc cùng tài hoa của nàng. Lúc tỉnh rượu, sợ mang tai tiếng, hắn lại ép nàng lấy một viên thổ quan cho êm chuyện.

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

 

Hành động quyên sinh của Thuý Kiều ở sông Tiền Đường không chĩ chấm đứt một đoạn độri mười lăm năm lưu lạc của nàng mà còn là một cách kết luận đầy nghệ thuật của Nguyễn Du về cái xã hội đả đày đoạ nàng. Đó là Iĩiột xã hội vô nhân đạo, không tôn trọng tài hoa, đức hạnh, chà đạp lên nhân phẩm và không để cho con người được sống yên ổn, bình thường.

Nhưng khồng dừng lại ở đó, Nguyễn Du đã đề Kiều đoàn tụ vớị chàng Kim: Với kiểu kết thúc tưởng như có hậu ấy, tác giả đã kết án chế độ đương thời một cách đanh thép. Bởi vì, một người con gái đa tài, đa sắc như Thuý Kiều lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc lứa đồi, hạnh phúc gia đình trọn vẹn nhưng lại phải sống cô đem, mòn mỏi trong quãng đời còn lại. Kh.ông nỗi bất hạnh nào lớn hơn đối’với người phụ nữ như điều đáng sợ ấy.

Qua đó, nhà thơ khẳng định nguyện vọng được sông bình thường của con người là điều quan trọng và chế độ nào quan tâm làm cho con người đạt được nguyện vọng ấm no, hạnh phúc thì chế độ đó mới có lí do tồn tại.

Trong Truyện Kiềuy bao nhiêu nỗi đau khổ trên đời trút xuống đầu người phụ nữ yếu đuôi đều được Nguyễn Du miêu tả cặn kẽ, khiến cho tiếng khóc đoạn trườĩig muôn năm vẫn còn làm thổn thức nhân gian. Nỗi khổ của người thiếu nữ phải tự nguyện cắt đứt mối duyên đầu để đáp đền chữ hiếu. Nỗi khổ của người con gái thông minh, tài sắc phải đem tâm thân ngà ngọc bán cho kẻ xa lạ. Nỗi khổ của người vợ lẽ phải chấp nhận kiếp con hầu, đầy tớ mà vẩn bị vợ cả đánh ghen, đày đoạ đến mức cất đầu chẳng lẽn. Nỗi khổ của người kĩ nữ bất đắc dĩ phài lăn lóc chôn lầu xanh, bị giày vò đau đớn cả tâm hồn lẫn thế xác trong những Cuộc vui suốt sáng, trận cười thâu đêm; để rồi Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh, Giật mình, mình lại thương mình, xót xa. Tất cả đều được Nguyễn Du nói lên bằng những lời thơ chân thực nhất, sâu sắc nhất, về phương diện đó, Truyện Kiều có ý nghĩa là một thiên lệ sử mà bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể tìm thấy một chút thân phận, cảnh ngộ của mình trong đó. Truyện Kiều là câu chuyện về con người bị áp bức, chà đạp, nhưng trước hết là câu chuyện của người phụ nữ bị áp bức, chà đạp là nhứ thế.

Tóm lại, xã hội phong kiến dưới mắt Nguyễn Du là một xã hội đầy những bọn nhai thịt người ngọt xót như đường, đầy áp bức bất công đôi véi những người dân thấp cổ, bé miệng.

Giá trị nhân đạo cao cả của Truyện Kiều còn thế hiện qua niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi đau của con người và thái độ lên án, tô cáo những thế lực tàn bạo. Bên cạnh đó là sự trân trọng, đề cao khát vọng hạnh phúc, khát vọng tự do, khát vọng công lí và chính nghĩa.

Tinh thần nhân đạo trong Truyện Kiều trước hết là tình yêu con người. Với mỗi người, Nguyễn Du có một cách thông cảm riêng, nhưng dối với Thuý Kiều thì hầu như sự thương cảm, xót xa ấy nhân lên gấp bội. Người đọc xót thương Thuý Kiều chính vì Nguyễn Du đã ngậm ngùi rơi lệ trước cảnh ngộ đầy bi kịch của một thiếu nữ tài sắc bậc nhất mà lại bị giày vò, đày đoạ bởi xã hội phong kiến vạn ác:

Đau đớn thay phận đàn bày Lời rằng bạc mệnh căng là lời chung

Lời than vãn của Kiều cùng là tiếng nức nở của hàng ngàn phụ nữ bất hạnh. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyền Du thời bấy giờ mới chỉ biểu hiện theo đạo lí chữ nhân của đạo Khổng, hoặc theo tinh thần hiếu sinh của đạo Phật, chứ chưa có tính chiến đấu đế bảo vệ con người… Trong Truyện Kiều, rất hiếm những nhân vật bác ái từ bi, nhưng không phải là không có. Giữa đám nha dịch đầu trâu mặt ngựa cũng còn sót kè lại già có chút từ tâm. Hoặc trong chôn thanh lâu cung có một Kiều Nhi, một mụ quản gia tốt bụng. Hoặc ngoài đời có vãi Giác Duyên, sư Tam Hợp… Thi sĩ vội vàng ghi lây đề đem lại cho người đọc một niềm an ủi, hi vọng, dù là nhỏ nhoi. Chính vì thế mà nhà thơ giúp chúng ta hiểu ra rằng tại sao trong giai đoạn suy tàn của giai cấp phong kiến, lòng thương người lại hiếm hoi đến thế! Đó cùng là một ẩn ý của Nguyễn Du nhằm khẳng định cái chế độ bất nhân đó không có lí do gi đế tiếp tục tồn tại.
Giữa xã hội phong kiến bức bối, ngột ngạt ấy, Nguyễn Du đã nhen nhóm trong lòng người những ước mơ đẹp đẽ. Đó là ước mơ được tự do yêu đương, được hạnh phúc và ước mơ tự do tháo cũi số lồng là những thứ mà giai cấp thống trị không bao giờ cho phép.

Trước hết, nhà thơ đã xây dựng thành công một tình yêu trong sáng và lãng mạn tuyệt vời. Mối tình giữa Thuý Kiều và Kim Trọng là mốt tình đẹp đẽ giữa trai tài gái sắc, phù hợp với quy luật tự nhiên.

Thường thì nam nữ đến với nhau vì yêu mến, hpà hợp nhưng nhiều khi cũng chưa kịp hiểu vì lẽ gì thì tình yêu đã chiếm trọn cả tâm hồn. Đó là trường hợp của Thuý Kiều và Kim Trọng. Hai người vừa gặp nhau lần đầu thì Tình tronq như đã, mặt ngoài còn e. Tình yêu của họ không hề bị một tính toán nào về địa vị, tiền tài làm vấn đục. Một mốì tình như thế trong xã hội phong kiến là một hiện tượng đặc biệt.

Đặc biệt hơn nữa vì^ó là mối tình chân thật và táo bạo hiếm có xưa nay. Kiều không cần che giấu cảm xúc tự nhiên đang trào dâng sối nổi trong lòng mình, không cần kiềm chế trái tim mình một cách giả tạo để giữ cho đúng nền nếp gia phong.

Tình yêu đến với nàng vì cỏ pha màu áo nhuộm non da trời hav vì Tuyết in sắc ngựa câu giòn? Hay vì Phong tư tài mạo tuyệt vời, Vàcr trong phong nhã ra ngoài hào hoa của Kim Trọng? Chỉ biết rằng có một điềụ gì đó lạ lắm đang xảy ra trong tâm tư người thiếu nữ khi giáp mặt chàng Kim. Nó vừa thoáng qua thôi đã làm cho nàng rơi vào trạng thái Chập chờn nửa tỉnh nửa mèy buộc nàng phải ghè mắt nhìn theo bóng chàng. Nó khiến cho cảnh vật nhuốm màu bâng khuâng, man mác, vấn vương, quyến luyến. Bóng chiều dường như không muốn đi và tơ liễu càng thêm thướt tha.

Đêm trăng trong vườn Thuý lúc hai người gặp gỡ ăm ắp khí xuân. Từ bóng trăng đến giọt sương, cành cây, ngọn cỏ… cái gì cũng rạo rực nỗi  niềm. Hình ảnh chàng trai ban chiều hiển hiện rõ ràng trong tâm tương người thiếu nữ và trái tim nàng đã bắt đầu thổn thức bởi ước mơ đồi lứa. Đến hôm Thuý Kiều đánh rơi chiếc thoa trên cành rồi nghe người bên kia tường đánh tiếng: Tlioa này bắt được hư không, Biết đâu Hợp Phố mà mong châu uề? thì nàng đáp lại một cácíutự nhiên như đối với người quen biết từ lâu. Khi Kim Trọng ngỏ lời cầu hôn, nàng đã mau chóng nhận lời.

gắn bó trăm năm. Nàng chớp lấy cơ hội cha mẹ dí văng để sang trò chuyện với người yêu: Nỉia lan tlianh vắng một mình, Ngẫm cơ hội ngộ đã dành hôm nay và sau đó: Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường. Cái gót sen thoăn thoắt hồn nhiên và táo bạo ấy quả thật đến giờ vẫn còn làm cho nhiều người ngạc nhiên. Tình tự với người yêu trọn một ngày, đến tối Kiều mới sực tỉnh: Vắng nhà chẳng tiện ngồi dai và vội vàng về nhà. Cha mẹ và hai em vẫn chưa về, nàng lại Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình sang với chàng Kim. Đêm ấy, nàng cùng người yêu thề nguyền Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương, dưới vầng trăng vằng vặc giữa trời…

Chế độ phong kiến không cho phép con người được quyền tự do yêu đương nhưng cuộc sống có quy luật tự nhiên của nó. Thuý Kiều cổ một tâm hồn đa tình, đa cảm, sôi nổi, nồng nàn. Khuôn khổ chật chĩ tù túng của chế độ phong kiến tất nhiên không đùng nạp nối tâm hồn phong phú ây.

Tình yêu tự do của Thuý Kiều có phải là một thách thức dối với lễ giáo phong kiến? Không hẳn như vậy mà nó nhằm mục đích tích cực hơn, cao đep hơn ià tiến tới hôn nhân. Lời thề nguyền dưới trăng không chỉ là cơ sở bảo đảm cho tình yêu bền vững mà còn thể hiện sự kính trọng, mến phục trọng nhau vì tài, mến nhau vì đức của cặp tài tử, giai nhân ấy.

Mốì tình trong sáng, đẹp đè như vậy mà rồi phải tan vỡ nhanh chóng trước cơn phong ba bão táp của chế độ phong kiến bạo tàn. Nhưng xả hội bất nhân chỉ đày đoạ, vùi dập được tấm thân của Thuý Kiều, chứ làm sao cướp được tình yêu tha thiết của nàng đòì với chàng Kim? Có điều, tâm lòng kiên trinh, chung thuỷ của nàng không thế đương đầu nổi vói bao

nhiêu thế lực hung hãn trong xã hội vạn ác. Kiều rơi vào lầu xanh, đến một lúc nào đó đành chấp nhận lấy Thúc Sinh, rồi may mắn được kết duyên với Từ Hải: Thời gian dẫu có làm nhạt phai nhưng không thể dập tắt tình yêu trong tim Kiều: Tiếc thay chút nghĩa cữ càng, Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.
Ngày nay, chúng ta quan niệm tự do yêu đương là chuyện bình thường, nhưiig trong xã hội phong kiến mục nát thời Nguyễn Du, một mối tình lãng mạn như thế là một ước mơ tốt đẹp, thấm nhuần tinh thân nhân đạo.

Đưới chế độ phong kiến đen tối ngột ngạt như vậy, tất nhiên mọi người phải tìm ra lôì thoát. Còn thoát được hay không, tạm thời hay vĩnh viễn, thoát rồi đi đâu lại là vấn đề khác. Không thời nào nhân dân bị áp bức lại không ước 1Ĩ1Ơ thoát khỏi cảnh sống đoạ đàỵ trước mắt để được sông một cuộc dời công bằng, nhân đạo, tự do, hạnh phúc. Trong Truyện Kiềuy Nguyễn Du đã dùng hết nhiệt huyết và thiên tài nghệ thuật của mình để thể hiện giấc mơ tháo cũi sổ lồng của con người bị áp bức đã hàng nghìn năm.

Thuý Kiều trôn khỏi nhà Hoạn Thư, tưởng đã yên thân khi được nương nhờ cửa Phật nhưng cửa Phật từ bi cũng kinh sợ uy quyền của giai cấp thông trị nên đành khuyên người hoạn nạn chấp nhận kiếp sông Chân trời gốc biển bơ vơ. Thuý Kiều túng thế phải nghe lời Bạc Bà, gửi thân cho một kẻ mà nàng chưa hề quen biết là Bạc Ilậnh. Chẳng may Bạc Hạnh Cũng phường bán thịt buôn người. Hắn liền đẩy nàng vào lầu xanh lần thứ hai. Đến đây, oan khốc chồng châ’t lên cuộc đời cửa Kiều đến mức nàng không sao chịu nổi. Phật cũng bó tay, thánh thần thành vô dụng. Con người lương thiện còn biết dựa vào đâu ?! Mâu thuẫn đă đến điềm đỉnh, cần phải giải quyết. Người đọc cững nóng lòng chờ đợi một cánh cửa mở ra, một lưỡi gươm vung lên. Đúng lúc đó, người anh hùng Từ Hải xuât hiện.

Từ Hải là hình ảnh lí tưởng của công lí nhân dân. Công lí trong quan niệm của Từ Hải giản dị mà dứt khoát, giông như cuộc sông tự nhiên hằng ngày của chàng. Từ Hải không thể nào thấy sự bất bằng mà bỏ qua được. Phản ứng của chàng trước những chuyện bất bình vừa đột ngột, vừa mãnh liệt như sấm vang sét nổ. Cơn giận của Từ Hải chứa chất mành lực ghê gởm của thiên nhiên, trời đất, kỏ có tội đừng inong trốn thoát. Lười gươm của Từ I lải vừa vung len thì công lí đã được đem lại cho người ợon gái họ Vương tội nghiệp. Xã hội vuá quan phong kiên của cái triều Minh tự hào là Bốn phương phăng lặng, hai kinh vừng vàng đã biến Kiều từ một thiếu nữ trong trắng thành gái thanh lâu. Từ Hải đã đưa nàng từ thân phận hèn kém của một gái thanh lâu lên địa vị của một phu ríhân quyền quý. Luật pháp, đạo đức của xã hội triều Minh cho phép bọn sâu mọt, côn đồ hùa nhau tàn hại cuộc đời Kiều, Từ Hải thét lên một tiếng là lũ mặt người dạ thú kia máu chảy đầu rơi.

Loại công lí tương tự như vậy đã ximt hiện trong các phong trào khởi nghĩa của nông dân, mà tiêu biếu nhất là phong trào Tây Sơn. Liên hệ thái, độ của Từ Hải trước việc báo ân báo oán của Thuý Kiều với ước mơ công lí của nhân dân, ta sè thấy có những nét tương đồng. Nói bắt là bát, nổi giết là giết, ân thì trả ân, oán thì trả oán, rõ ràng như ban ngày. Giữa chôn trướng hùm uy nghiệm, Thuý Kiều sánh vai với Từ Hải báo ân báo oán. Cảnh ấy có ý nghĩa như một sự thay bậc dổi ngôi, một sự vùng lên của con người bị chà đạp, khinh bỉ. Con người thấp cồ, bé miệng, con người bị áp bức đày đoạ, giờ đây đường đường làm quan toà xử tội những kẻ áp bức. Cho nên công lí trong Truyện Kiều có tính chất là công lí nhân dân, phù hợp với chính nghĩa và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Bản hùng ca trong Truyện Kiều không phải chi có ước mơ công lí mà còn có mơ ước được sông tự do, phá vờ khuôn khổ tù hăm của xã hội phong kiến. Từ Hải tượng trưng cho công lí, đồng thời củng tượng trưtig cho khát vọng tự do.

Từ Hải chống lại triều đình không ngoài khát vọng tự do ngang dọc. Tung tích của Từ Hải không ai biết và ‘NguyỖ11 Du cùng chi gọi chàng chung chung là khách biên dinh. Chàng như ngôi sao sáng rực bỗng dưng xuất hiện trôn bầu tròi thăm thẳm, tối đen.

Từ Hải xuất hiện lúc đầu với tư cách là một người khách phoiig nhã. Nhưng người khách đặc biột uày không hề giống Thức Sinh quen thói bốc rời, Trăm nghìn để một trận cười như không. Anh chàng Thúc háo sắc _ ấy phải tốn bao nhiêu tiền của mới chuộc được Thuý Kiều ra khỏi lầu. xanh. Trái lại, Từ Hải chỉ ngỏ một lời là xong xuôi mọi việc. Từ Ilải hành động xuất quỷ nhập thần, mà hành động thì y như bão táp, sấm sét. Từ Hải bỗng dưng đến, rồi bỗng dưng đi. Từ Hải vừa mới từ biệt Thuý Kiều, Thanh gươm yên ngựa lẽn đàng thẳng dong’, thoắt một cái đã trở về với thiên binh vạn mã, thoắt một cái đã giúp người tri kỉ báo ần báo oán; thoắt một cái đã Triều đình riẽng một góc trời, Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn liày rồi cũng thoắt một cái ià chết và chết đứng. Nói đôn sự mãnh liệt thì hành động của Từ Hải giống như một cơn bão bất ngờ. Nói đến ánh sáng mà Từ Hải đem lại cho tác phẩm thì Từ Hải như một ngôi sao băng xẹt qua bầu trời, sáng loà phút chốc rồi vụt tát.

 

Từ Hải hoàn toàn không phải là một người tầm thường sống theo khuôn mẫu có sẵn của chế độ phong kiến. Từ .Hải không đi fheo đừờng mòn, không ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của Tam cương, Ngủ thường. Tầm vóc con người, tầm vóc tài trí của Từ Hải đều vượt xa kích cỡ tầm thường:

Râu hùm hàm én mày ngài,
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.

Hoạt động của Từ Hải cần đến không gian vô biền là trời cao đất rộng. Trên đầu Từ Hải không phải là nợ quân thần, dưới chân không phải lạ, những ràng buộc tủn mủn của đời thường. Đầu đội trời, chân đạp đất, Từ như một cây trụ kình thiên sừng sững, hiên ngang. Con người như thế tất phải lấy giang hồ làm nhà cửa, lấy việc chèo chông non sông làm thủ vẫy vùng. Chơ nên cuộc sông yên ổn, mặn nồng bôn cạnh mĩ nhân đâu có thề giam hãm cánh chim bằng. Khi tiếng gọi của bốn phương vang lên thì Từ Hải dứt áo ra đi như có sức mạnh ghê gớm của tiềm thức thúc đẩy. Con người ấy hình bóng sừng sững như che lấp cả đất trời. Thanh gươm, yên ngựa của chàng không hề bé nhỏ trước trời biển mênh mang. Một mình chàng mà có thể chọc trời khuấy nước. Một mình chàng mà có thể Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Một minh chàng mà có thế làm nên những việc Động dịa kinh thiẽti đừng đùng. Dường như Từ Hải có thể sánh ngang với núi sông, trời đất. Chàng đâu thèm đếm xỉa đến cái triều đình thổi nát đương thời nên mới có thái độ của một bậc anh hùng Dọc ngang nào biết trên đẩu có ai.

Cho nên không có gì là lạ khi ta thấy Từ Hải khinh bỉ bbn người ưào luồn ra củi, cam tâm sông cuộc đời giá áo túi cơm. Trong khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến, Từ Hải hiẽn ngang đứng lên phủ định cái triều đình tiêu biểu cho mọi sự áp bức, đè nén, bất công. Đó là biêu hiện của một ý chí, một lí tưởng tự do đáng khâm phục.

Xã hội phong kiến suy đồi làm sao dung nạp được lí tưởng tự do ây. Iĩồ Tôn Hiến đã giết chết Từ Hải nhưng khát vọng tự do của Từ Hải vẫn sông mãi trong lòng quần chúng bị áp bức. Hình ảnh kì vĩ của Từ Hải vẫn đem lại sự thoả mãiì cho ước mơ tự do, ước mơ giải phóng của con người.

Về giá trị nghệ thuật, Truyện Kiều là kết tinh thành tựu nghệ thuật của văn học dân tộc trên mọi phương diện, trong đó nổi bật là ngôn ngữ. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ thơ ca và thể thơ lục bát ,đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ và nghệ thuật tự sự đã phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, con người.

Khi miêu tả nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ mà vẫn gợi tả được .vẻ đẹp ngoại hình, vẫn khắc họa được những nét riêng về tính cách, sô” phận của hai nhân vật. Người đọc thấy rất rõ cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Đó là sự trân trọng, ca ngợi sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người.

Bằng Truyện Kiều, Nguyễn Du đã có những đóng góp lớn lao để nâng tiếng Việt thành thứ ngôn ngữ giàu và đẹp, không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (thể hiện cảm xúc) mà còn mang chức năng thẩm mỹ (vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ). Tiếng Việt trong Truyện Kiều đã đạt tới đỉnh cao, khó có tác phẩm nào sánh được.

Chúng ta tự hào có Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp sáng tác của ông mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều là một tài sản tinh thần vô giá trong kho tàng văn học nước nhà.

Thảo luận cho bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều